Tiếng Việt | English
  Giá sắt thép
K.Thước T.Chuẩn kg/tấm Giá bán(kg)
14x2000x6000 thép tấm 13400
20x2000x6000 SS400 13050
Xem giá tất cả
  Giá vàng
LoạiMuaBán
ĐVT: Triệu đồng/lượng
Nguồn: Sacombank
  BC thường niên BC tài chính
Biên bản họp ĐHCĐ thường niên năm 2015
CHƯƠNG TRÌNH HỌP ĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG THƯỜNG NIÊN
Báo cáo tài chính năm 2013 (đã được kiểm tóan)
Báo cáo tài chính năm 2012
Liên kết website
 
TIN THỊ TRƯỜNG

Thay tàu cá vỏ gỗ thành vỏ thép: Ngư dân an toàn

Khoảng 20 tàu cá vỏ thép đang được Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam Vinashin triển khai cho ngư dân Quảng Ngãi được coi là “bàn đạp” cho kế hoạch thay thế hơn 24 nghìn tàu cá vỏ gỗ thành vỏ thép, đảm bảo an toàn hơn cho ngư dân.

Tiềm năng lớn trong thị trường nội địa
       Theo khảo sát của Viện Khoa học Công nghệ tàu thủy Việt Nam (Viện KHCN Tàu thủy VN), tàu đánh cá truyền thống của ngư dân trong nước hiện tại chủ yếu là tàu vỏ gỗ, đóng thủ công tại các làng nghề. Vật liệu sử dụng để đóng các tàu này gần như không được kiểm soát. Không an toàn và gây ô nhiễm môi trường là nguy cơ dễ nhận thấy cho ngư dân khi sử dụng loại tàu này, nhất là khi đánh bắt tại các ngư trường xa.
 
           
 
       Thống kê cho thấy, cả nước hiện có khoảng 24.500 tàu gỗ có nhu cầu chuyển sang tàu vỏ thép. Trong đó, tỉnh Hà Tĩnh đóng 3.000 tàu, Quảng Ngãi đóng từ 5.000-6.000 tàu... Và việc Nhà nước giao trọng trách nghiên cứu triển khai Đề án thí điểm đội tàu đánh cá vỏ thép cho Vinashin được coi là cơ hội cho Tập đoàn này trong bối cảnh thị trường vô cùng khó khăn như hiện nay. Đội tàu đánh cá vỏ thép có công suất lớn, trang thiết bị hiện đại trong đánh bắt và bảo quản hải sản cũng sẽ giúp giảm sự xuống cấp chất lượng của hải sản trong quá trình khai thác dài ngày trên biển, tăng hiệu quả lao động và đảm bảo an toàn cho ngư dân.

       Thừa nhận thực tế thị trường đóng tàu cũng như vận tải biển thế giới và Việt Nam còn rất nhiều khó khăn, Viện trưởng Viện KHCN Tàu thủy VN Đinh Khắc Minh cho rằng, tàu xuất khẩu có giá trị lớn nhưng đơn đặt hàng đang sụt giảm, trong khi tàu đánh cá cho thị trường nội địa vẫn còn nhiều tiềm năng. Ông Minh cũng cho biết thêm, nhu cầu đóng tàu nội địa cỡ nhỏ có công suất lớn của ngư dân đã có từ rất lâu nhưng Vinashin chưa làm, giờ là lúc tốt nhất để Tập đoàn tập trung vào thị trường này.

       Được biết, tổng số tiền đầu tư thí điểm cho dự án này khoảng 120 tỷ đồng – một khoản tiền không lớn so với các đơn đặt hàng của Vinashin. Bù lại, Dự án này sẽ góp phần vào lợi ích quốc gia và giải quyết việc làm cho lao động của Tập đoàn.

       Tàu tốt, giá rẻ, ngư dân hào hứng

       Vinashin sẽ bắt đầu làm thí điểm Dự án ở Quãng Ngãi với khoảng 20 tàu cá vỏ thép đầu tiên. Dự kiến, tấm tôn đầu tiên sẽ được cắt trong tháng 4. Cuối tháng 12 năm nay, những chiếc tàu đầu tiên sẽ hoàn thành. Tàu vỏ thép sẽ được đóng tại nhà máy của Vinashin ở Cam Ranh, Bến Thủy, Nhà máy 76.

      Cũng theo lãnh đạo Tập đoàn Vinashin, tàu cá vỏ thép mà Vinashin tập trung làm mới sẽ tùy thuộc vào mức độ đánh bắt và loại hình khai thác trên biển, phần lớn là có công suất từ 400-800CV, một số ít 1000CV, tuổi đời khoảng 20 năm. Với giá thành dự kiến khoảng 4,5 tỷ đồng, không chênh lệch nhiều so với tàu vỏ gỗ truyền thống. Do đó, ngư dân cũng hào hứng đầu tư đóng mới tàu vỏ thép bởi Nhà nước có cơ chế cho vay lãi suất ưu đãi, giá thành tàu không quá cao, chính sách của địa phương tốt...

       Trong số tàu được đóng mới, Vinashin cũng sẽ đưa ra mẫu tàu dịch vụ cho ngư trường. Loại tàu này có hàm lượng khoa học cao. Tàu có thể làm đá, bảo quản và giúp ngư dân sơ chế hải sản... Tàu dịch vụ sẽ cải thiện việc nâng cao chất lượng thủy hải sản, ngư dân đánh bắt tại các ngư trường xa cũng có thể có những chuyến đi biển lâu hơn.
 
       Tàu cá Lý Sơn sẽ được... bọc thép
 
       Thủ tướng Chính phủ đã quyết định chọn huyện đảo Lý Sơn làm địa phương thí điểm phát triển tàu đánh cá và dịch vụ hậu cần vỏ thép.

      Sáng 13.4.2012, tại buổi làm việc với UBND huyện Lý Sơn, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh cho biết, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định chọn huyện đảo Lý Sơn làm địa phương thí điểm phát triển tàu đánh cá và dịch vụ hậu cần vỏ thép - thực hiện một bước trong lộ trình hiện đại hóa tàu cá của ngư dân, để tăng cường khả năng bám biển cho ngư dân. Mô hình này của Lý Sơn sau đó sẽ nhân rộng ra 28 tỉnh, thành ven biển.

       Về ý tưởng này, trước đó, làm việc với UBND tỉnh Quảng Ngãi, Phó Thủ tướng cho biết, Chính phủ thấy cần thiết phải xây dựng những đội tàu đánh cá xa bờ đủ mạnh để hoạt động có hiệu quả trên Biển Đông. Đi theo đó là hậu cần dịch vụ nghề cá, tàu kiểm ngư, tàu cảnh sát biển...
 
           
                 Những chiếc tàu cá vỏ gỗ này sẽ được thay thế bằng tàu vỏ thép do Vinashin đóng
 
       Phó Thủ tướng yêu cầu UBND huyện Lý Sơn nghiên cứu và đề xuất cơ chế sử dụng tàu vỏ thép, nên tham khảo ý kiến người dân một cách rộng rãi để tàu khi đưa vào sử dụng phát huy hiệu quả tốt. Ngoài chính sách hỗ trợ của Nhà nước, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đề xuất sẽ có một ngân hàng đứng ra cho vay để ngư dân phát triển tàu đánh cá bằng vỏ thép.

       Được biết, UBND huyện đảo Lý Sơn đang chọn kinh tế biển và du lịch làm mũi nhọn để phát triển. Theo đề án, năm 2013 huyện đảo Lý Sơn sẽ khởi động việc thành lập khu bảo tồn biển. Chính vì vậy, việc hiện đại hóa tàu cá ngư dân trở thành yêu cầu rất bức thiết để làm bàn đạp đưa Lý Sơn thành hòn đảo tiền tiêu có nền kinh tế phát triển, vững mạnh về an ninh quốc phòng.

       Tại đây, ông Lê Viết Chữ - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi cũng cho biết, tỉnh đang cùng với Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam (Vinashin) ký kết đóng thí điểm khoảng 20 tàu vỏ thép công suất 600 – 800 mã lực để hỗ trợ ngư dân các địa phương ven biển, đảo gồm Bình Sơn, Tư Nghĩa, Đức Phổ và huyện đảo Lý Sơn./.

       Tạp chí Vinahin (tổng hợp)
Các tin khác
  Quảng cáo