Tiếng Việt | English
  Giá sắt thép
K.Thước T.Chuẩn kg/tấm Giá bán(kg)
14x2000x6000 thép tấm 13400
20x2000x6000 SS400 13050
Xem giá tất cả
  Giá vàng
LoạiMuaBán
ĐVT: Triệu đồng/lượng
Nguồn: Sacombank
  BC thường niên BC tài chính
Biên bản họp ĐHCĐ thường niên năm 2015
CHƯƠNG TRÌNH HỌP ĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG THƯỜNG NIÊN
Báo cáo tài chính năm 2013 (đã được kiểm tóan)
Báo cáo tài chính năm 2012
Liên kết website
 
TIN THỊ TRƯỜNG LOGISTIC, ĐÓNG MỚI, SỬA CHỮA

Maersk mở các tuyến đi thẳng, đón đầu AEC

Maersk Line Indonesia sẽ tăng độ bao phủ của mình thông qua dịch vụ vận chuyển hàng đi thẳng từ đông Indonesia đến Malaysia trong năm nay nhằm tận dụng cơ hội từ việc thành lập Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) 2015.
Jakob Friis Sorensen, chủ tịch của hãng, cho biết AEC sẽ mang đến cho các công ty vận chuyển, trong đó có Maersk, nhiều không cạnh tranh và phát triển hơn. Xét về địa lý, hầu hết việc vận chuyển trong AEC đều được tiến hành trên biển. Khi lưu ý đến sự gia tăng trong các sản phẩm xuất khẩu từ miền đông Indonesia, Maersk đã thiết lập một dịch vụ đi thằng nối vùng này với trung tâm trung chuyển chính của hãng tại Tanjung Pelepas, Malaysia, nhằm kết nối các nhà xuất khẩu với thị trường toàn cầu. “Chúng tôi rất tự hào khi hai tháng trước, chúng tôi đã bắt đầu vận chuyển hàng đi thẳng từ Cảng Bitung ở bắc Sulawesi đến Tanjung Pelepas ở Johor, Malaysia, trung tâm trung chuyển chính của chúng tôi đi ra thế giới,” ông Sorensen jphat1 biểu tại một hội thảo tổ chức ở khách sạn Pullman, Jakarta. Sau không có dịch vụ mới, Maersk không còn phải trung chuyển hàng qua Cảng Tanjung Perak ở Surabaya, Đông Java – cảng lớn thứ hai của Indonesia sau Tanjung Priok ở Jakarta – nơi thường xảy ra ùn tắc. Vì thế, Maersk có thể giảm thời gian vận chuyển để đến được với các thị trường chính trên thế giới như châu Âu và Mỹ trung bình từ hai đến một tuần. Tổng giám đốc thương mại và tiếp thị của Maersk, ông Muhammad Sofyan cho biết chuyến đi đầu tiên từ Cảng Bitung đã khởi hành vào giữa tháng 4 và trên mỗi chuyến hãng có thể vận chuyển khoảng 60-70 container. “Đây là con số rất đáng khích lệ vì nó phù hợp với mong đợi của chúng tôi,” ông nói. Ngoài ra, ông cũng tự tin tuyến sẽ trụ vững trong một thời gian dài. Hãng cũng nhận được sự chào đón nồng nhiệt từ nhiều chủ hàng ở Bắc Sualwesi, những người đã bắt đầu xuất khẩu các sản phẩm như cá ngừ, dừa và than đá. Ông Sofyan cho biết Bitung phù hợp với mạng lưới vận chuyển của hãng, cho phép Maersk có hai chuyến đi theo lịch trình hàng tháng. “Theo các nhà phân tích của Maersk, tuyến đi thẳng từ Bitung có thể giảm chi phí logistics của các nhà xuất khẩu đến 20%,” ông nói. Hãng cũng dự định bổ sung thêm các tuyến đi thẳng từ Indonesia, ngoài Bitung, như một phần trong kế hoạch phát triển kinh doanh. Dù có các cơ hội trong AEC cho các hãng vận chuyển, theo ông Jakob, Indonesia vẫn còn nhiều việc phải làm trong phát triển cơ sở hạ tầng, như phát triển cảng và đường bộ để ngành vận chuyển có thể phát triển và cạnh tranh với các đối thủ trong những quốc gia ASEAN khác. Khi so sánh, ông Jakob cho biết, thời gian một tàu container cần từ khi cập cảng đến khi rời cảng ở Thailand chỉ bằng một nửa so với ở Indonesia. Theo Cargonews Asia
Các tin khác
  Quảng cáo