Tiếng Việt | English
  Giá sắt thép
K.Thước T.Chuẩn kg/tấm Giá bán(kg)
14x2000x6000 thép tấm 13400
20x2000x6000 SS400 13050
Xem giá tất cả
  Giá vàng
LoạiMuaBán
ĐVT: Triệu đồng/lượng
Nguồn: Sacombank
  BC thường niên BC tài chính
Biên bản họp ĐHCĐ thường niên năm 2015
CHƯƠNG TRÌNH HỌP ĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG THƯỜNG NIÊN
Báo cáo tài chính năm 2013 (đã được kiểm tóan)
Báo cáo tài chính năm 2012
Liên kết website
 
TIN KHÁC

Xuân mới Bạch Đằng

Xuân Nhâm Thìn đã về

Mùa xuân thứ 51 của Tổng Công ty công nghiệp tàu thủy Bạch Đằng tính từ ngày được thành lập theo Quyết định số 577/QĐ của Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải và Bưu điện, ngày 25 tháng 6 năm 1961 (Hồi đó cả giao thông và bưu điện là một Bộ).

Hạ thủy tàu chở xi măng 14.600 tấn tại Bạch Đằng
Hơn nửa thế kỷ đã qua, “người con” đầu lòng của ngành Công nghiệp tàu thủy miền Bắc, nay đã trưởng thành với quy mô một Tổng Công ty công nghiệp tàu thủy với hai lần được tuyên dương đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (1971, 1995), một lần là Anh hùng lao động (2000) cùng với những tấm huân chương cao quý: Huân chương độc lập hạng ba (2002); Huân chương Hồ Chí Minh (2004)…

Bạch Đằng thực sự đã trở thành niềm tự hào của những người thợ đóng tàu Việt Nam. Bởi từ nơi này, qua mỗi giai đoạn của lịch sử, người thợ của Công nghiệp tàu thủy lại có những công trình mới phục vụ cho Cách mạng.

Năm 1965 chiếc tàu mang tên 20 tháng 7, ngày đấu tranh thống nhất nước nhà được hạ thủy. Rồi những cầu phao ký hiệu LPP, tàu phá thủy lôi không người lái T5…mang thương hiệu Bạch Đằng đã đi vào lịch sử chống chiến tranh phá hoại của Mỹ. Cùng với sản xuất, người thợ Bạch Đằng đã cầm súng chiến đấu trực diện với không lực Hoa Kỳ, để tới đêm 30 rạng ngày 31 tháng 7 năm 1972 những người lính áo xanh Bạch Đằng đã bắn rơi hai chiếc máy bay F4 của không quân Mỹ.
Tàu chở xi măng trên triền đà trong ngày hạ thủy

Có đơn vị đóng tàu nào có hẳn một tiểu đoàn tự vệ như Bạch Đằng? Có đơn vị tự vệ nào có hẳn một đại đội pháo tầm cao 100mm như Bạch Đằng? Để rồi đêm 22 rạng 23 tháng 12 năm 1972 đại đội pháo tầm cao này đã góp sức với các lực lượng vũ trang của Hải Phòng bắn rơi B52 của Mỹ.

Nhắc lại những chiến công của người thợ đóng tàu Bạch Đằng dịp Xuân Nhâm Thìn này, để thêm một lần chúng ta khâm phục họ, những thành viên trong một tập thể hai lần được phong Anh hùng vũ trang và một lần Anh hùng lao động. Để từ điểm xuất phát ấy, thế hệ những người thợ đóng tàu hiện tại của Bạch Đằng mang thương hiệu của mình ra thế giới bằng những con tàu đẳng cấp quốc tế là điều hiển nhiên.

Sự hiển nhiên ấy được tạo dựng bằng cả một lịch sử hơn trăm năm của Hải Phòng, một thành phố được thành lập từ năm 1888. Khi đó người Pháp, người Hoa và người Việt đã xây dựng những cơ sở cho công nghiệp tàu thuỷ. Hải Phòng được gọi là thành phố cảng. Công ty đường sông Bắc Kỳ, Công ty đường biển Hải Phòng đều được thành lập vào đầu đại chiến thế giới lần thứ nhất (1914). Bạch Thái Bưởi, nhà tư sản người Việt có hẳn một xưởng đóng tàu từ đầu thế kỷ XX với 692 công nhân và ông đã thuê kỹ sư người Pháp làm đốc công.

Bây giờ các doanh nghiệp của chúng ta đã có thể thuê Tổng giám đốc. Nhưng trên đất cảng Hải Phòng hơn trăm năm trước điều này đã có.

Trường kỹ nghệ thực hành Hải Phòng thời kỳ ấy đã đào tạo một lực lượng đông đảo công nhân đóng tàu.

Cánh chim đầu đàn của Công nghiệp tàu thủy Việt Nam - Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Bạch Đằng được kế thừa truyền thống đóng tàu của vùng đất cảng, của thành phố hoa phượng đỏ. Quá trình trăm năm đã đào tạo và tôi luyện một đội ngũ công nhân có tay nghề cao về kỹ thuật đóng tàu và đó chính là tiềm năng, là vốn quý của Hải Phòng để tạo dựng một Bạch Đằng bây giờ.

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII đã đề ra chiến lược phát triển kinh tế 10 năm (1991-2000). Nghị quyết Đại hội X của thành phố Hải Phòng cụ thể hoá chiến lược phát triển kinh tế 10 năm của Đại hội VII, xác định Hải Phòng phải phát triển ngành công nghiệp đóng mới và sửa chữa tàu biển là một trong những nhiệm vụ quan trọng. Vì thế Bạch Đằng được sự quan tâm để đi lên.

Năm 1992 vào ngày 18 tháng 2, chiếc tàu chở hàng đóng mới có trọng tải 3850 DWt được bàn giao cho Tổng Công ty Vietransimex có tầm hoạt động 4.000 hải lý, đã trở thành sự kiện của đất nước. Bởi khi đó Việt Nam còn nằm trong sự bao vây và cấm vận kinh tế. Liên Xô tan rã, các nước Đông Âu sụp đổ. Kinh tế Việt Nam nói chung và Hải Phòng nói riêng chưa ra khỏi tình trạng thiếu ổn định.

Ký giao ước thi đua tại Bạch Đằng nhằm hoàn thành kế hoạch bàn giao tàu
Nhưng nội lực của Bạch Đằng thì vẫn chờ cơ hội để bung ra. Thời cơ đã đến, khi Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định ngày 31 tháng 1 năm 1996 thành lập Tổng công ty công nghiệp tàu thủy Việt Nam (nay là Tập đoàn Vinashin).

Đất nước chuyển sang thời kỳ công nghiệp hoá, nền kinh tế Việt Nam được đổi mới theo xu thế hội nhập. Bạch Đằng đã phát triển với tốc độ chưa từng có. Những chiếc tàu được khai sinh ở Bạch Đằng là 6.500, 11.500, 15.000, 22.500 DWt cùng với những loại tàu đặc chủng như chở khí hoá lỏng, chở xi măng rời.

Tàu đóng mới của Bạch Đằng không chỉ dùng cho Việt Nam mà số lớn đã xuất khẩu ra nước ngoài. Bạch Đằng đã dùng nội lực để đột phá đi lên. Bạch Đằng đã chia sẻ kinh nghiệm của mình cùng với việc cử chuyên gia giỏi đi giúp đỡ các đơn vị mới thành lập trong Tập đoàn, để đóng thành công nhiều loại tàu mà các quốc gia có công nghiệp đóng tàu phát triển đến đặt hàng.

Từ chiếc nôi của công nghiệp tàu thuỷ Bạch Đằng, Vinashin đã tạo dựng thương hiệu đóng tàu Việt Nam trên bản đồ quốc tế.

Bạch Đằng, Nam Triệu, Phà Rừng, Bến Kiền, Sông Cấm là những cơ sở thành viên của Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam trên vùng đất cảng Hải Phòng. Dù ra đời sau hay trước, tất cả đều trở thành niềm tự hào của công nghiệp đóng tàu Việt Nam.

Một mùa xuân mới lại về, mùa xuân thứ 51 của Bạch Đằng, mùa xuân thứ 57 của Hải Phòng tính từ ngày được hoàn toàn giải phóng (1955). Thành phố của công nghiệp đóng tàu lại đón những con tàu mới được khai sinh trên miền đất cũ. Lớp thợ ngày nay của Bạch Đằng, mỗi mùa xuân về lại nhớ đến những thế hệ đi trước, đã để lại một Bạch Đằng anh hùng trong chiến đấu và lao động. Và nơi hơn một ngàn năm trước, Ngô Quyền đã dùng dòng Bạch Đằng để mở những bãi cọc ngầm chiến thắng ngoại xâm.

 

Hoàng Long
Các tin khác
  Quảng cáo