Đặc
điểm chính của tàu nâng hạ là nó có chân. Các chân của nó có thể thọc
sâu và cắm xuống đáy biển. Nhờ đó tàu có thể đứng vững trên biển, rất ổn
định. Thân tàu được đưa lên khỏi mặt nước biển, tránh sóng đu đưa và có
thể tiến hành các thao tác trên biển rất an toàn.
Nhìn
bề ngoài, tàu nâng hạ trông giống như một giàn khoan, nhưng nó không
chỉ là một giàn khoan thông thường mà là một loại tàu chuyên dụng có thể
tự nâng hạ, tự di chuyển và được trang bị ít nhất một cần cẩu trên
boong để phục vụ cho các mục đích khác nhau. Nó là một loại tàu tự chạy,
tự nâng hạ và có diện tích mặt boong lớn để chuyên chở các loại trang
thiết bị phục vụ cho công tác của các giàn khoan biển và các công trình
hoạt động ở ngoài khơi. Tàu nâng hạ cũng có khả năng nâng tàu của mình
cao hơn mặt nước nhờ hệ thống chân tàu cắm xuống đáy biển, nhờ đó mà
boong tàu có ổn định cao, trên đó có thể thao tác an toàn các công việc
thi công và bảo dưỡng.
Tàu
nâng hạ chính là một loại phương tiện vận tải của ngành công nghiệp
biển xa bờ và nó có thể chuyên chở bất cứ một loại thiết bị nào để phục
vụ cho công tác ở các giàn khoan.
Chức
năng của tàu nâng hạ bao gồm các việc như kéo dây, cẩu các thiết bị lên
xuống, rải ống, hỗ trợ các thao tác lặn dưới nước. Tàu nâng hạ cũng có
thể làm nơi ở tạm thời cho công nhân và thuyền viên làm việc trên các
giàn khoan v..v. Hiện nay đội tàu nâng hạ trên thế giới có khoảng 235
chiếc với các kích cỡ và khả năng khác nhau.
Tàu
nâng hạ được phân loại theo chiều dài chân nâng hạ để có thể cắm xuống
đáy biển ở những độ sâu khác nhau, độ hở không khí, số chân dự phòng và
khả năng tịnh tiến thọc sâu xuống biển. Những chiếc tàu nâng hạ đầu tiên
có chân thọc xuống biển chỉ ở độ sâu vài mét, nhưng các tàu nâng hạ
hiện đại ngày nay như loại Global Industries Class 229 có thể làm việc ở
vùng biển có độ sâu 550m và các loại như Searex Class 260, Power 250
Class có thể làm việc được với độ sâu là hơn 650m.
Tải
trọng trên boong và khả năng cẩu của tàu nâng hạ cũng rất khác nhau và
phụ thuộc vào khả năng của tàu “đứng” ở trên biển. Thí dụ như tàu nâng
hạ loại nhỏ như Cajun II Class 28 có thể chứa được trên boong 12,5 tấn
thiết bị và được trang bị 1 cần cẩu có sức nâng 4 tấn. Còn tàu nâng hạ
loại lớn như Prisa 110 có thể chứa được trên boong hàng vạn tấn thiết bị
và được trang bị cần cẩu có sức nâng 175 tấn. Hơn nữa nó lại còn thể xoay được 3600 quanh trục đứng của mình.
Hầu
hết các loại tàu nâng hạ đều có kết cấu theo kiểu sà lan để có thể có
được tải trọng lớn nhất trên boong. Hệ động lực trên tàu có thể là 1
hoặc 2 máy diezen. Các chân của tàu đều có dạng hình ống và được dẫn
động bằng hệ thống thủy lực. Một vài loại tàu nâng hạ hiện đại có được
trang bị thêm các chân theo kiểu giàn và các chân vịt phụ để tăng thêm
khả năng cơ động, quay trở của tàu.
Để
kiểm soát được quá trình nâng hạ, tàu được trang bị hệ thống theo dõi,
đo đạc tải trọng ở từng chân, tốc độ nâng hạ và nói chung là toàn bộ các
chức năng thực hiện của tàu.
Tàu
nâng hạ thường được sử dụng để bảo dưỡng các gian khoan dầu khí. Thông
thường tàu được đưa đến gần giàn khoan, nơi không có các đường ống hoặc
vật chướng ngại nào, thả chân xuống và nâng tàu lên khỏi mặt nước. Vì
bàn chân của tàu dưới đáy biển thường đặt lên bùn và mặt bằng không ổn
định nên việc khảo sát trước địa điểm “đứng” của tàu là vô cùng quan
trọng. Hàng loạt các biện pháp được áp dụng để cho tàu có thể đứng vững
trên các các chân, thân tàu nhô lên khỏi mặt nước để tiến hành các thao
tác cần thiết.
Tàu nâng hạ loại Levingston 320E lớn nhất thế giới hiện nay và Việt nam cũng đã có tàu nâng hạ Levingston 320E - 4.
Hiện
nay tàu nâng hạ Levingston 320E là loại tàu nâng hạ lớn nhất đã và đang
được đóng tại công ty Levingston Offshore ( Mỹ). Trong tháng 2 năm
2011, công ty Levingston Offshore đã bàn giao chiếc Levingston 320E thứ 3
cho cho chủ tàu Singapore. Việt nam cũng đã mua của Mỹ một tàu nâng hạ
loại Levingston 320E-4.
Levingston 320E-4 là chiếc tàu nâng hạ đầu tiên được thiết kế và đóng cho Việt Nam.
Các thiết bị chính, hệ thống nâng hạ đều được chế tạo tại Mỹ và cũng là
lần đầu tiên Đăng kiểm Mỹ ABS tiến hành việc phân cấp và giám sát cho
loại tàu nâng hạ này tại Việt Nam.
Levingston 320E-4 có 4 chân, mỗi chân dài 97,5m với các thông số kỹ thuật chính như sau:
Kích thước:
+ Chiều dài: 57m
+ Rộng: 44,2m
+ Cao: 6,9m
Các chân:
+ Số chân: 4
+ Chiều dài chân: 97,5m
+ Đường kính chân: 3,1m
+ Độ sâu cắm chân: từ 4m đến 65m
Tải trọng trên boong: Khi di chuyển, nâng hạ và vận hành: 680 T
xuống đáy biển là từ 6m đến 85m.
Tốc độ nâng hạ chân tàu và thân tàu:
+ Khi đến địa điểm làm việc:
- Hạ chân tàu: tốc độ hạ chân tàu 8 m/phút
- Nâng thân tàu lên khỏi mặt nước: tốc độ nâng 4 m/phút
+ Khi rời địa điểm làm việc:
- Hạ thân tàu: tốc độ hạ chân tàu 4 m/phút
- Nâng chân tàu: tốc độ nâng 8 m/phút
Hệ thống đẩy
Tàu
được trang bị 3 máy L-Drive, mỗi máy có công suất 1.500 Hp và 1 chân
vịt mũi có công suất 600 Hp. Tốc độ di chuyển của tàu đạt 6 hải lí/giờ.
Trang bị cần cẩu trên boong
Trên
boong phía bên phải và bên trái của tàu, mỗi bên được lắp đặt 1 cần cẩu
loại LEC500 do công ty RAM Crane của Mỹ sản xuất. Cần có chiều dài 360m
(120 feet), sức nâng là 227 tấn.
Trạm phát điện
Trên tàu được trang bị 4 tổ máy phát điện Caterpillar loại 3516, công suất 1.285 kW.
Khu vực nhà ở của thuyền viên
Tàu
có đủ điều kiện ăn, ở và sinh hoạt cho 160 người. Trên tàu có các phong
ngủ, phòng ăn, phòng thể dục, phòng giải trí, phòng họp v..v. Ngoài ra
trên tàu còn có phòng y tế với 4 giường bệnh, liền kề với sân bay trực
thăng để có thể dễ dàng di chuyển bệnh nhân cấp cứu lên máy bay và các
loại phương tiện y tế, thuốc chữa bệnh v..v.
Thiết bị cứu sinh
Tàu được trang bị 4 phao tự thổi, mỗi phao có sức chứa tới 80 người.
Hệ thống cứu hỏa
Trên tàu có 3 vòi cứu hỏa, mỗi vòi dài 300m và 1 vòi dài 150 m để tiến hành các thao tác cứu hỏa cho tàu và giàn khoan.
Sân bay trực thăng
Trên tàu được trang bị 1 sân bay trực thăng có thể đỗ được loại máy bay Sikorsky S-92 và S-61
Tàu nâng hạ lớn hơn, loại Levingston 415WC đã được đặt hàng và sẽ được đóng cho chủ tàu Singapo
Tàu nâng hạ loại Levingston 415WC là loại tàu lớn nhất thế giới sẽ được đóng tại Công ty Levingston (Mỹ) và
bàn giao cho chủ tàu Singapo là công ty PaxOcean Engineering Zhoushan
Co. Tàu Levingston 415WC sẽ lớn hơn tàu Levingston 320E là loại tàu nâng
hạ lớn nhất hiện nay.
Tàu
nâng hạ Levingston 415WC còn được gọi là giàn di động MOU (Mobile
Offshore Unit) có chiều dài là 72m, chiều rộng 62m, chiều cao 8,25m.
Diện tích mặt boong là 1.700 m2 và tải trọng có thể chở trên boong là
1.500 tấn.
Tàu
Levingston 415WC có 3 chân, mỗi chân dài 126m. Độ sâu của chân cắm được
xuống đáy biển là từ 6m đến 85m. Tàu được trang bị 3 máy L-Drive, mỗi
máy có công suất 1.900 Hp và 1 chân vịt mũi có công suất 600 Hp. Tốc độ
di chuyển của tàu đạt 6 hải lí/giờ.
Trên
boong phía bên phải của tàu được lắp đặt 1 cần cẩu chính loại LEC600 do
công ty RAM Crane của Mỹ sản xuất. Cần có chiều dài 420m (140 feet),
sức nâng là 272 tấn. Ngoài ra còn có thêm 1 cần cẩu phụ được lắp đặt
loại 100LE với chiều dài cần là 300m (100 feet), sức nâng là 91 tấn.
Tàu
được trang bị 2 phao tự thổi, mỗi phao có sức chứa tới 100 người, 2 vòi
cứu hỏa, mỗi vòi dài 300m và 1 vòi dài 150 m để tiến hành các thao tác
cứu hỏa cho tàu và giàn khoan. Ngoài ra, trên tàu cũng được trang bị 1
sân bay trực thăng có thể đỗ được loại máy bay Sikorsky S-92 và S-61./.
Nguồn: T.Đắc -Tạp chí Vinashin