Tờ Wall Street Journal đưa ra nhận định trên trước chuyến thăm Bắc
Kinh của Tổng thống Indonesia Joko Widodo sẽ diễn ra trong tuần này. Theo phân
tích của Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), đến năm 2020, cả châu Á cần 8 nghìn
tỉ USD cho các dự án cơ sở hạ tầng, trong đó riêng Indonesia cần khoảng 400 tỉ
USD. Đây là khoản tài chính không hề nhỏ, gần bằng một nửa Tổng sản phẩm quốc
nội (GDP) của Indonesia năm 2014. Chính vì thế, việc kiếm nhà đầu tư là một
trong những yêu cầu đối với đất nước này.
Bản thân ông Joko Widodo cũng thừa nhận trong chuyến thăm Trung Quốc lần
này, ông mong muốn đạt được những kết quả cụ thể về sự hỗ trợ của Bắc Kinh đối
với các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng của Jakarta.
Tổng
thống Indonesia Joko Widodo và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe - Ảnh:
AFP |
Ngày 23.3, ông Widodo thăm Nhật Bản, chuyến thăm được kỳ vọng sẽ mang về
khoản đầu tư nhiều tỉ USD cho dự án xây dựng nhà máy điện ở đảo Java. Trong khi
đó, chuyến thăm Trung Quốc của ông Widodosẽ chú trọng vào các dự án xây dựng
cảng biển.
Theo Tân Hoa xã, ông Widodo đã đưa ra dự thảo xây dựng 24 cảng biển mới để
tăng cường giao thông hàng hải trong nhiệm kỳ của mình (đến cuối năm 2019). Hãng
thông tấn Trung Quốc cũng cho hay Tổng thống Indonesia mong muốn các nhà đầu tư
Trung Quốc sẽ thực hiện phần lớn các dự án này.
Nói về sự “hoan nghênh” của Bắc Kinh đối với các dự án xây cảng biển của
Jakarta, tờ The Jakarta Post từng đăng tải bài bình luận của chuyên
gia, nhận định Trung Quốc hào hứng với các dự án này vì nó "phù hợp với sáng
kiến con đường tơ lụa trên biển của Bắc Kinh".
Tổng
thống Indonesia khẳng định "đường chín đoạn" của Trung Quốc không có cơ sở pháp
lý - Ảnh: AFP |
Trong một diễn biến mới đây, khi đang ở thăm Nhật Bản, Tổng thống Widodo đã
lần đầu lên tiếng về yêu sách “đường chín đoạn” mà Trung Quốc đưa ra trên biển
Đông. Ông Widodo cho rằng “đường chín đoạn” không hề có cơ sở pháp lý.
Mặc dù không có tranh chấp về lãnh thổ với Trung Quốc trên biển Đông nhưng
Indonesia là một thành viên của ASEAN và ông Widodo khẳng định lập trường kêu
gọi giải quyết tranh chấp ở biển Đông theo luật pháp quốc tế.
Điều này cũng được lý giải khi ông Widodo quyết định thăm cả Nhật Bản và
Trung Quốc trong cùng một chuyến đi.
Ông Sukma, cố vấn chính sách đối ngoại của ông Widodo, cho biết với chuyến
đi này, Jakarta muốn gửi thông điệp rằng: “Indonesia dưới thời ông Widodo vẫn sẽ
làm việc với tất cả các nước lớn” và nỗ lực của Indonesia nhằm thúc đẩy giải
quyết tranh chấp trên biển giữa Trung Quốc và một số nước ASEAN vẫn sẽ tiếp
tục.
Theo Thanh niên Online.