Tham
dự hội nghị có Thứ trưởng Bộ Giao thông - Vận tải Nguyễn Văn Công, lãnh
đạo các Vụ, Cục Hàng hải Việt Nam, đại diện Bộ Tài chính, các doanh
nghiệp cảng biển, hãng tàu.
Về
phía tỉnhcó các ông Nguyễn Tuấn Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư
Tỉnh ủy; Hồ Văn Niên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và đại diện các sở, ban
ngành liên quan.
Sút giảm lượng hàng qua cảng
Mở
đầu chương trình hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Văn Niên đã đánh
giá thực trạng hoạt động khai thác cụm cảng Cái Mép - Thị Vải, trong đó
nhấn mạnh tình trạng cảng đói hàng, ít tàu trọng tải lớn cập cảng. Ông
phân tích: Hệ thống cảng Cái Mép - Thị Vải được đầu tư hiện đại, đủ khả
năng đáp ứng đội tàu có tải trọng lớn nhất trên thế giới ra vào thuận
lợi, nhưng lượng hàng qua cảng đạt rất thấp. Khoảng 963.497 TEUs
/5.117.718 TEUs của nhóm 5 và đạt khoảng 12 - 15% công suất hiện có, như
vậy chưa xứng đáng với tiềm năng và công sức đầu tư. Do vậy, một số
cảng container phải chuyển đổi công năng làm hàng rời để duy trì hoạt
động như: Cảng quốc tế Sài Gòn - PSA, Cảng quốc tế Sài Gòn Việt Nam.
Lượng hàng qua hệ thống cảng biển nhóm V tăng đều trong các năm, tăng
mạnh năm 2011 nhưng chuyển sang năm 2012 lượng hàng giảm khoảng 5,4% so
với năm 2011. Lượng hàng qua cụm cảng Bà Rịa - Vũng Tàu cũng tuân theo
quy luật trên, tăng mạnh năm 2011 và giảm 6,5% trong năm 2012.
Tại
hội nghị, các doanh nghiệp đầu tư cảng và các hãng tàu đã đưa ra các
nguyên nhân làm ảnh hưởng đến hiệu quả khai thác cảng như: sự suy thoái
kinh tế thế giới; cơ sở hạ tầng giao thông kết nối và giao thông nội
vùng yếu kém chưa theo kịp với yêu cầu phát triển; Tiến độ di dời cảng
chậm so với tiến độ quy hoạch; Chưa có chính sách mang tính vĩ mô về
điều tiết hàng hóa qua các khu vực cảng biển, ưu đãi về phí, lệ phí hàng
hải... Đồng thời đề xuất các giải pháp thu hút các hãng tàu, nguồn
hàng.
Phí, lệ phí cao là một trở ngại
Ông
Thạch Toàn An, Giám đốc Công ty TNHH Mitsui O.S.K. Lines Việt Nam cho
rằng, hiện nay, so sánh với các cảng lân cận ở các nước như Hồng Kông và
Singapore thì các loại phí hàng hải áp dụng tại khu vực cảng Cái Mép –
Thị Vải là quá cao.
Ông
An còn cho biết, so với các cảng ở TP.Hồ Chí Minh, phí ở cảng Cái Mép -
Thị Vải cao hơn do phải tốn thêm chi phí xà lan và chi phí nâng, hạ tàu
khoảng 70 USD cho 1 container 20 feet và 120 USD cho container 40 feet.
Đó là lý do các cảng tại khu vực Cái Mép – Thị Vải kém cạnh tranh so
với các cảng trong nước cũng như ở các nước lân cận. Ông đề nghị cơ quan
quản lý cần xem xét tiếp tục giảm thêm các phí trọng tải, phí luồng
lạch, phí hoa tiêu cho tất cả các loại tàu chuyên chở hàng hóa bằng
container ra/vào khu vực cảng Cái Mép - Thị Vải từ năm 2013. Và chính
sách này nên được áp dụng cho tất cả các loại tàu chuyên chở hàng hóa
bằng container ra/vào khu vực cảng Cái Mép - Thị Vải thay vì chỉ áp dụng
cho tàu container có trọng tải từ 50.000 GRT trở lên.
Ông
Dương Quốc Chiến, Giám đốc Hãng tàu CMA CGM Việt Nam cũng cho rằng, cần
giảm đơn giá cảng phí phân cấp theo cỡ tàu, dưới 50.000 tấn, từ 50.000
đến 80.000 tấn, 80.000 đến 130.000 tấn và trên 130.000 tấn. Đồng thời,
Chính phủ có nhiều hơn nữa những chính sách ưu đãi cho tàu trung chuyển
(feeder) và tàu mẹ vào Cái Mép – Thị Vải. "Ngoài ra, nên cấp giấy phép
vận tải nội địa dài hạn cho hãng tàu để vận chuyển container rỗng và có
hàng chuyển tải" - ông Chiến kiến nghị thêm.
Cơ chế thoáng mới thu hút được hàng trung chuyển
Theo
ông Trần Khánh Sinh, Giám đốc Cảng Tân Cảng - Cái Mép (TCCT), doanh thu
và chi phí là hai yếu tố luôn được các hãng tàu cân nhắc khi mở tuyến
khai thác. Doanh thu cao chính là hiện thân của việc có lượng hàng vận
chuyển đủ lớn. Hàng hóa xuất nhập khẩu qua các cảng container khu vực
Cái Mép - Thị Vải hiện nay chủ yếu là hàng hóa xuất nhập khẩu trực tiếp
của Việt Nam tới bờ Đông, bờ Tây nước Mỹ và một số cảng ở Trung Đông,
Châu Âu. Tình hình thị trường các khu vực này hiện cũng không mấy khả
quan. Hàng trung chuyển quốc tế đang chiếm một tỷ lệ rất thấp trong sản
lượng thông qua, đó là một lượng nhỏ hàng hóa xuất nhập khẩu của
Campuchia. Có thể nói, hiện nay hàng hóa xuất nhập khẩu qua cụm cảng Cái
Mép - Thị Vải là phần bánh chia ra của thị trường khu vực TP.Hồ Chí
Minh nên gần như hoạt động của cụm cảng Cái Mép - Thị Vải là cạnh tranh
với thị trường TP.Hồ Chí Minh. Để có nguồn hàng tại chỗ phục vụ cho
cảng, Chính phủ cần ban hành qui chế đặc biệt cho khu vực Bà Rịa - Vũng
Tàu trong việc qui hoạch, quản lý, thu hút các nhà đầu tư FDI, và đầu tư
quốc tế khác. Chỉ có cơ chế thông thoáng, môi trường kinh doanh và đầu
tư thật mở, sự hỗ trợ mạnh mẽ từ cơ quan quản lý nhà nước, sự cam kết từ
Chính phủ thì vùng tài nguyên quốc gia này mới thực sự được khai phá,
cung cấp nguồn hàng xuất nhập khẩu trực tiếp cho cụm cảng Cái Mép - Thị
Vải và đem lại lợi ích cho quốc gia, cho DN và dân sinh.
Ông
Nguyễn Xuân Kỳ, Phó Tổng Giám đốc Cảng quốc tế Cái Mép (CMIT) cũng cho
rằng, để giúp cụm cảng Cái Mép - Thị Vải có thể thực hiện chức năng cảng
trung chuyển quốc tế, Bộ Giao thông - Vận tải, Bộ Tài chính và Cục Hàng
hải cần xem xét tiếp tục giảm phí/lệ phí hảng hải cho tàu trọng tải lớn
hơn và mở rộng đối tượng (kích cỡ tàu) được áp dụng. Bên cạnh đó cần
tăng nguồn hàng nội địa và trung chuyển nội địa để cụm cảng container
nước sâu Cái Mép - Thị Vải thực hiện đúng chức năng cụm cảng cửa ngõ;
tiến hành thử nghiệm cho phép tàu có kích thước lên tới 16,000 TEUs vào
cập cảng Cái Mép - Thị Vải. Ngoài ra, Nhà nước cần sớm xây dựng một mô
hình quản lý hiệu quả, để giúp cụm cảng Cái Mép - Thị Vải hoàn thành
chức năng không chỉ là cụm cảng container cửa ngõ mà còn là cảng trung
chuyển quốc tế, cạnh tranh được với các trung tâm trung chuyển lớn trong
khu vực.
Sau
khi lắng nghe các ý kiến, kiến nghị của các nhà đầu tư cảng, hãng tàu
Thứ trưởng Nguyễn Văn Công hứa, trong thời gian tới Bộ Giao thông - Vận
tải sẽ kiến nghị Bộ Tài chính giảm phí, lệ phí cho tàu biển. Bộ Giao
thông - Vận tải cũng đã nghiên cứu và đề xuất tính phí theo lượng hàng
thực tế làm tại cảng. Bên cạnh đó, nhằm thu hút nguồn hàng cho các cảng
khu vực Cái Mép - Thị Vải, Bộ Giao thông - Vận tải cũng đã bàn các giải
pháp, xúc tiến việc thu hút nguồn hàng từ Campuchia về.
Các
vấn đề về quy hoạch và thực hiện quy hoạch cảng, về các chính sách thu
hút nguồn hàng, chính sách hỗ trợ những hãng tàu lần đầu vào cảng theo
đề xuất của các DN, Thứ trưởng Nguyễn Văn Công cho biết sẽ báo cáo và
xin ý kiến Chính phủ để có câu trả lời sớm nhất.
Theo Báo Bà Rịa Vũng Tàu Điện tử