Tiếng Việt | English
  Giá sắt thép
K.Thước T.Chuẩn kg/tấm Giá bán(kg)
14x2000x6000 thép tấm 13400
20x2000x6000 SS400 13050
Xem giá tất cả
  Giá vàng
LoạiMuaBán
ĐVT: Triệu đồng/lượng
Nguồn: Sacombank
  BC thường niên BC tài chính
Biên bản họp ĐHCĐ thường niên năm 2015
CHƯƠNG TRÌNH HỌP ĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG THƯỜNG NIÊN
Báo cáo tài chính năm 2013 (đã được kiểm tóan)
Báo cáo tài chính năm 2012
Liên kết website
 
TIN KHÁC

Thay tàu cá vỏ gỗ bằng vỏ thép

Chương trình thí điểm đóng mới tàu cá vỏ thép cho ngư dân Lý Sơn (Quảng Ngãi) do Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin) triển khai là "bàn đạp" cho kế hoạch biến hàng chục nghìn tàu cá vỏ gỗ cũ kỹ, lạc hậu thành những con tàu vỏ thép công suất lớn, hiện đại, nhằm bảo đảm an toàn hơn cho ngư dân và tăng khả năng khai thác thủy sản xa bờ.
       
         
          Theo con số thống kê, cả nước hiện có gần 25 nghìn tàu cá vỏ gỗ cần chuyển sang tàu vỏ thép. Khảo sát của Viện Khoa học Công nghệ tàu thủy Việt Nam (Vinashin), tàu khai thác thủy sản vỏ gỗ truyền thống của ngư dân trong nước được đóng thủ công tại các làng nghề, công suất nhỏ, máy móc lạc hậu. Trong quá trình đi biển, các loại vật liệu sơn, dầu thải, chất thải sinh hoạt,... của những con tàu vỏ gỗ này đã khiến môi trường biển bị ô nhiễm trầm trọng, đồng thời thiếu an toàn đối với ngư dân khi khai thác thủy sản. Vinashin được giao nghiên cứu triển khai Ðề án thí điểm đội tàu đánh cá vỏ thép và đây chính là "chiếc phao" giúp Tập đoàn tạo việc làm cho công nhân trong hoàn cảnh khó khăn như hiện nay. Tổng số tiền đầu tư cho chương trình thí điểm này khoảng 120 tỷ đồng, tuy bé nhỏ so với các hợp đồng trước đây của Vinashin, nhưng lại có ý nghĩa vô cùng quan trọng, góp phần vào lợi ích quốc gia. Ðóng tàu đánh cá vỏ thép cho ngư dân được đánh giá là thị trường có nhiều tiềm năng. Nhu cầu đóng tàu cá cỡ nhỏ và trung bình của ngư dân đã có từ rất lâu, nhưng trước đây Vinashin còn mê mải với những hợp đồng "siêu lớn", bây giờ khi thị trường đóng tàu xuất khẩu bị co lại, chính là thời điểm tốt nhất để Vinashin tập trung vào thị trường này.

          TS Ðinh Khắc Minh, Viện trưởng Viện Khoa học Công nghệ tàu thủy cho biết: Việc đóng mới tàu khai thác thủy sản vỏ thép không đơn thuần chỉ là thay vỏ, mà con tàu mới sẽ được trang bị máy móc hiện đại, công suất tối thiểu từ 400 CV trở lên, đáp ứng các tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường, bảo đảm an toàn cho ngư dân khi đánh bắt thủy sản xa bờ. Ðồng thời, Viện cũng nghiên cứu thiết kế tàu dịch vụ hậu cần, bảo quản hải sản, tăng hiệu quả lao động và bảo đảm an toàn cho ngư dân.

          Thủ tướng Chính phủ đã quyết định chọn huyện đảo Lý Sơn làm địa phương thí điểm phát triển tàu đánh cá và tàu dịch vụ hậu cần vỏ thép. Xây dựng những đội tàu đánh cá xa bờ đủ mạnh để hoạt động có hiệu quả trên Biển Ðông, đi theo đó là hậu cần dịch vụ nghề cá, tàu kiểm ngư, tàu cảnh sát biển,... sẽ là hoạt động có tính khép kín, bảo đảm an toàn, thuận lợi cho ngư dân. Huyện đảo Lý Sơn hiện có 60% dân số sống bằng nghề biển, trong đó gần 3.000 người trực tiếp lao động trên biển với giá trị sản xuất ngành thủy sản hằng năm hơn 200 tỷ đồng. UBND huyện đảo Lý Sơn đang chọn kinh tế biển và du lịch làm mũi nhọn để phát triển. Khai thác thủy sản ở Lý Sơn, tuy sản lượng tăng theo từng năm nhưng lại phát triển thiếu bền vững và chưa toàn diện. Mặc dù toàn huyện có gần 420 tàu cá, tổng công suất hơn 37.700 CV, nhưng chỉ có 120 tàu đủ sức vươn khơi, bám biển dài ngày, đánh bắt ở các ngư trường quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa. Chính vì vậy, việc hiện đại hóa tàu cá trở thành yêu cầu rất bức thiết để làm "bàn đạp" đưa Lý Sơn trở thành hòn đảo tiền tiêu có nền kinh tế phát triển, vững mạnh về an ninh quốc phòng. Trong buổi làm việc với UBND huyện Lý Sơn mới đây, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đã chỉ đạo: Cần hỗ trợ ngư dân tham gia đánh bắt ở vùng biển Hoàng Sa và Trường Sa, cứu hộ những tàu cá gặp nạn trên biển; hiện đại hóa đội tàu đánh cá xa bờ cho ngư dân theo quy mô thân tàu bằng vỏ thép, thay đổi loại tàu gỗ công suất nhỏ hiện nay. Phó Thủ tướng đánh giá, ngư dân khai thác trên biển gặp nhiều rủi ro, bất trắc. Do vậy, để đủ sức hoạt động đánh bắt trên Biển Ðông, góp phần giữ vững chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc, việc hiện đại hóa đội tàu đánh bắt xa bờ là yêu cầu cấp thiết. Chương trình thí điểm này là một bước tiến quan trọng trong lộ trình hiện đại hóa tàu cá của ngư dân, để tăng cường khả năng bám biển cho ngư dân.

          Mô hình của Lý Sơn sẽ được tổng kết, rút kinh nghiệm để nhân rộng ra 28 tỉnh, thành phố ven biển. Phó Thủ tướng yêu cầu UBND huyện Lý Sơn nghiên cứu và đề xuất cơ chế đóng mới, sử dụng tàu vỏ thép, có tham khảo ý kiến người dân để tàu khi đưa vào thực tiễn phát huy hiệu quả tốt. Tuy nhiên, đời sống ngư dân còn khó khăn, việc hiện đại hóa tàu cá đòi hỏi nguồn vốn vài tỷ đồng, nằm ngoài "tầm với" của ngư dân, cho nên cần thiết có sự chỉ định của Chính phủ để một ngân hàng cho ngư dân vay và được địa phương bảo lãnh, Nhà nước có chính sách hỗ trợ một phần lãi vay. Tỉnh Quảng Ngãi đã thỏa thuận sơ bộ với Vinashin thiết kế, triển khai thí điểm 22 tàu vỏ thép để hỗ trợ ngư dân huyện đảo Lý Sơn và các huyện ven biển như Bình Sơn, Tư Nghĩa, Ðức Phổ,... Các tàu cá vỏ thép này đã hoàn thành việc thiết kế, đang thử tại bể thử mô hình tàu thủy của Vinashin. Trong số này, tùy thuộc vào mức độ đánh bắt và loại hình khai thác trên biển, phần lớn có công suất 400 - 800 CV, một số ít 1.000 CV (tàu dịch vụ hậu cần), chiều dài 19 - 29 m, tuổi đời khoảng 20 năm. Tàu vỏ thép sẽ được đóng tại một số nhà máy quy mô nhỏ của Vinashin như Cam Ranh, Bến Thủy, Nhà máy 76. TS Ðinh Khắc Minh tính toán, giá thành mỗi con tàu dự kiến khoảng 4,5 -5,5 tỷ đồng, trang bị hiện đại, cộng thêm cơ chế cho vay lãi suất ưu đãi của Nhà nước và chính sách hỗ trợ của địa phương, ngư dân có thể chấp nhận được và yên tâm đầu tư. Dự kiến, cuối năm nay hoặc đầu năm sau, những chiếc tàu đầu tiên sẽ hoàn thành. Về nguyên tắc, Nhà nước chỉ đóng vai trò hỗ trợ thực hiện đề án này, ngư dân chính là chủ thể thực hiện, có trách nhiệm với đồng vốn đầu tư, phải sản xuất hiệu quả và bền vững.

          Nước ta có truyền thống khai thác biển từ lâu đời, tàu, thuyền vỏ gỗ đã gắn sâu đối với ngư dân bao đời nay. Việc thay đổi tư duy sử dụng không phải một sớm, một chiều. Với số lượng tàu, thuyền hàng chục nghìn chiếc đang hoạt động trên biển, để thay mới toàn bộ theo hướng hiện đại hóa không hề dễ dàng, trong khi bài toán kinh tế là một cản trở rất lớn. Ðể đóng mới tàu vỏ thép công suất 400 CV trang bị hiện đại, chi phí khoảng 4,5 tỷ đồng, dù chỉ cao hơn tàu vỏ gỗ khoảng một tỷ đồng nhưng cũng là một khoảng cách lớn về kinh phí mà ngư dân rất khó thực hiện nếu không được hỗ trợ từ Nhà nước và ngân hàng. Bên cạnh đó, đội tàu hiện đại phải gắn với mô hình hợp tác xã, tổ đội ngư dân,... Ngư dân được tập huấn bài bản, có mối liên kết chặt chẽ giữa "ba nhà": Nhà nước - ngư dân - doanh nghiệp, nhằm bảo đảm tiêu thụ thủy sản ổn định. Ðây là đề án thiết thực, vì thế các bộ, ngành trung ương cần phối hợp các địa phương rà soát, điều chỉnh đề án hiện đại hóa tàu cá xa bờ với phương thức sản xuất bảo đảm hiệu quả kinh tế, sát với thực tiễn, đề xuất Chính phủ cơ chế, chính sách ưu đãi để triển khai sớm.
 
     (Theo nhandan.org.vn)
Các tin khác
  Quảng cáo