Hãng
Transport Intelligence tại London trong một báo cáo vào thứ Tư lưu ý eo
biển này không chỉ là điểm trung chuyển của một lượng lớn các tàu chở
dầu và container, mà Dubai, cảng container lớn thứ chín trên thế giới
nằm ngay cạnh vùng này.
“Mối
quan ngại trước tiên là các chuỗi cung ứng sẽ bị ảnh hưởng từ các cuộc
khẩu chiến về giá trong thị trường dầu toàn cầu,” ông John Manners-Bell
phát biểu trong một báo cáo tổng kết của các nhà phân tích thương mại và
vận tải.
“Khả
năng đóng cửa eo biển, vốn là nơi trung chuyển của 17 triệu thùng dầu
mỗi ngày, đã là yếu tố khiến giá dầu tăng trong những tuần gần đây, dù
tình hình kinh tế vẫn yếu. Điều cuối cùng nền kinh tế mong manh của thế
giới cần trong lúc này là một cuộc đối đầu mới ở Trung Đông.
Mỹ đã triển khai một tàu sân bay vào khu vực như một phần trong mục tiêu ngăn chặn xuất khẩu dầu của Iran theo lệnh cấm vận do chương trình hạt nhân của Iran.
Cho đến nay, chỉ có những đối thoại gay gắt giữa hai bên, nhưng theo
ông Manners-Bell, xung đột quân sự sẽ gây ra ảnh hưởng rất sâu rộng.
“Xung
đột kép dài sẽ làm xói mòn thêm niềm tin và những dự án phát triển tại
khu vực,” ông nói. Chẳng hạn, vào cuối năm 2011, cảng New Doha dã được
khởi công xây dựng tại Qatar, dự kiến khi hoàn tất vào năm 2030 sẽ có
khả năng tiếp nhận 6 triệu TEU.”
Khoảng 30% nguồn cung dầu lửa đã đi qua eo biển Hormuz trong năm 2011, theo tờ Christian Science Monitor.
Giá
dầu trên các thị trường thế giới vào thứ Ba đã tăng 4 USD/thùng lên
$102.96 trên New York Mercantile Exchange khi căng thẳng gia tăng. Vào
đầu giờ trưa tại châu Âu, giá dầu giảm 82 cent còn $102.14/thùng trong
phiên giao dịch điện tử, theo tờ Associated Press.
Theo The Journal of Commerce Online