Tiếng Việt | English
  Giá sắt thép
K.Thước T.Chuẩn kg/tấm Giá bán(kg)
14x2000x6000 thép tấm 13400
20x2000x6000 SS400 13050
Xem giá tất cả
  Giá vàng
LoạiMuaBán
ĐVT: Triệu đồng/lượng
Nguồn: Sacombank
  BC thường niên BC tài chính
Biên bản họp ĐHCĐ thường niên năm 2015
CHƯƠNG TRÌNH HỌP ĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG THƯỜNG NIÊN
Báo cáo tài chính năm 2013 (đã được kiểm tóan)
Báo cáo tài chính năm 2012
Liên kết website
 
TIN THỊ TRƯỜNG LOGISTIC, ĐÓNG MỚI, SỬA CHỮA

Gắn kết chặt chẽ doanh nghiệp logistics và doanh nghiệp xuất nhập khẩu

Sáng nay (30/11), tại Tp.HCM, Hiệp hội giao nhận kho vận Việt Nam (VIFFAS), Báo Công Thương và Tạp chí Vietnam Logistics Review (VLR) đã phối hợp tổ chức hội thảo với chủ đề “Gắn kết doanh nghiệp xuất nhập khẩu và Logistics- Giảm chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh”.

CôngThương - Tham dự hội thảo có gần 200 đại biểu đến từ các cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương và địa phương, các Hiệp hội ngành hàng, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu và doanh nghiệp dịch vụ logistics…

Tại hội thảo, các đại biểu là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu, các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics và các dịch vụ liên quan như bảo hiểm, dịch vụ hải quan… đã nêu những khó khăn, vướng mắc và kiến nghị các giải pháp trong quá trình tổ chức các dịch vụ liên quan nhằm củng cố nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng cường gắn kết hoạt động xuất nhập khẩu với dịch vụ logistics. Qua đó góp phần giảm chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa và dịch vụ Việt Nam ở thị trường trong nước và thế giới.

Nhiều vấn đề trong ngành logistics như: những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động xuất nhập khẩu liên quan đến dịch vụ logistics; thực trạng chất lượng dịch vụ logistics và những đề xuất từ phía các doanh nghiệp xuất nhập khẩu; giải pháp giảm chi phí và thời gian cho doanh nghiêp xuất nhập khẩu; các giải pháp quản lý rủi ro, giảm tổn thất trong vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu thông qua dịch vụ đại lý hải quan; các giải pháp giảm chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu từ các doanh nghiệp dịch vụ Cảng; đề án triển khai thí điểm thủ tục hải quan “1 cửa” thông qua đại lý hải quan của Cục hải quan TP.Hồ Chí Minh; những giải pháp mới để hàng hóa Việt Nam tiếp cận thị trường Bắc Mỹ…đã được đưa ra thảo luận tại hội thảo.

Ông Đỗ Hà Nam, Tổng giám đốc Công ty CP Intimex cho rằng, chất lượng dịch vụ logistics hiện nay tại Việt Nam chưa cao, đã ảnh hưởng không tốt đến hoạt động xuất khẩu. Cụ thể, doanh nghiệp đã gặp không ít rủi ro khi thuê phải đơn vị vận tải không chuyên nghiệp, khi doanh nghiệp có nguồn hàng lớn cần huy động lượng xe lớn thì không đủ phương tiện. Điều này dẫn đến chi phí tăng cao, chất lượng hàng hóa bị ảnh hưởng mà thời gian giao hàng cũng không đảm bảo.

Ngoài ra, vấn đề kho bãi của Việt Nam hiện vẫn còn thiếu và yếu nên nhiều hàng hóa của Việt Nam phải tập kết ở kho ngoại quan của Singapore. Nếu Việt Nam có kho ngoại quan tốt thì doanh nghiệp xuất nhập khẩu có thể tập kết vào đó, kể cả hàng nhập khẩu và hàng xuất khẩu, như thế sẽ giảm được chi phí ít nhiều cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

“Doanh nghiệp chúng tôi phải chịu quá nhiều loại phí từ các hãng tàu như: phụ phí xăng dầu (EBS), phụ phí bảo đảm container (EMS), phí truyền dữ liệu, phí sửa chữa-vệ sinh- tiền đặt cọc container, phí chứng từ… Thậm chí cả phí tại cảng đến cũng bắt các doanh nghiệp phải gánh chịu”, ông Nam bức xúc”.

Cùng chung ý kiến, ông Đinh Văn Thập- Giám đốc điều hành Tổng công ty CP May Nhà Bè cho biết, hiện dịch vụ logistics mới chỉ dừng lại ở mức là người đại diện cho các nhà vận chuyển thông báo cho doanh nghiệp về tình hình vận chuyển của hàng hóa từ cảng đi tới cảng đến chứ chưa đóng góp nhiều vào quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị. Các doanh nghiệp logistics trong nước chưa chủ động được khâu vận chuyển hàng hải vì chủ yếu phụ thuộc vào các hãng vận tải nước ngoài. Doanh nghiệp logistics chưa thực sự gắn bó chặt chẽ với các doanh nghiệp sản xuất trong nước trong việc đấu tranh với các hãng tàu về các áp đặt chi phí của họ đối với doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu. Điều này dẫn đến việc doanh nghiệp bị bắt chẹt thêm nhiều khoản thu phí hoặc tăng phí vô tội vạ như: Với phí CFS (phí lấp đầy container) mỗi hãng vận tải có 1 mức thu khác nhau, nơi thì 16 USD/m3, nơi thì 21 USD/m3. Còn với phí THC (Phí bốc dỡ cảng đến) có nơi thu 7 USD/m3 nhưng có nơi thì thu 6 USD/m3…

Liên quan đến vấn đề bức xúc của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, ông Bùi Văn Quỳ - Giám đốc Marketing Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn cho biết, trong thời gian qua Tân Cảng đã và đang tích cực thực hiện các giải pháp vận chuyển mới nhằm giảm chi phí và thời gian cho doanh nghiệp trong nước như: Vận chuyển bằng sà lan từ TP.Hồ Chí Minh đến Campuchia; vận chuyển container lạnh bằng sà lan từ đồng bằng sông Cửu Long về TP.HCM xuất tàu giúp an toàn chất lượng hàng hóa giảm chi phí thay phương pháp cũ là đi bằng đường bộ… Đặc biệt, Tân Cảng đã triển khai nhiều dịch vụ tiện ích như: áp dụng thanh toán trực tuyến cho doanh nghiệp bằng các dịch vụ Token, Mobivi. Kết nối kiểm tra hàng hóa bằng máy soi container, cung cấp dịch vụ hỗ trợ khách hàng 24/24…

Trong khi đó, bà Alison Windsor- Giám đốc phát triển thương mại Cảng Halifax (Canada) đã chia sẻ giải pháp mới cho doanh nghiệp Việt Nam trong việc tiếp cận thị trường Bắc Mỹ bằng cách đưa ra cái nhìn tổng quan về thị trường này cũng như phương thức đưa hàng hóa qua đây. Trong đó, bà Alison Windsor nhấn mạnh, “Bắc Mỹ là thị trường lớn có tới 80 triệu dân nên nhu cầu nhập khẩu hàng hóa nông sản từ các quốc gia khác là rất lớn. Các doanh nghiệp Việt Nam có thể đưa hàng hóa vào thị trường này nhanh chóng nếu hợp tác với Cảng Halifax của chúng tôi. Chúng tôi luôn có giá cạnh tranh và nguồn nhân lực ổn định để sẵn sàng phục vụ các tàu lớn của các bạn”.

Đánh giá về cơ hội và thách thức của ngành logistics Việt Nam, ông Đỗ Xuân Quang, Chủ tịch VIFFAS cho biết, sự phát triển nhanh và mạnh mẽ của nền kinh tế đất nước trong thời gian tới là cơ hội rất lớn để phát triển dịch vụ logistics. Thông qua hội thảo lần này, đề nghị các cơ quan chức năng tháo gỡ những khó khăn vướng mắc, hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động. Các doanh nghiệp dịch vụ logistics cần tận dụng tốt cơ hội, đẩy mạnh hợp tác, tăng cường gắn kết với các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp xuất nhập khẩu để mở rộng thị trường, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng dịch vụ, giảm thời gian vận chuyển, giảm chi phí, góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh của cả doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu và doanh nghiệp dịch vụ logistics.

Theo Công Thương

Các tin khác
  Quảng cáo