Ký biên bản bàn giao tàu 34.000 tấn - FOUR DIAMOND
1. Kỷ
niệm 66 năm Cách mạng tháng Tám (1945-2011), sáng ngày 19 tháng 8, Tập
đoàn PREMUDA của Italia nhận bàn giao tại Tổng công ty công nghiệp tàu
thủy Phà Rừng chiếc tàu chở hàng do Phà Rừng đóng mới có trọng tải
34.000 DWT.
Theo
thông lệ của những người đi biển châu Âu thì chiếc tàu lúc này mới được
làm lễ đặt tên và chúc phúc. Mẹ đỡ đầu chiếc tàu là bà Barbara Troilo,
phu nhân của vị đại diện sứ quán Italia tại Hà Nội – ông Damiano
Francovigh.
Bà
nói bằng tiếng Italia chúc phúc cho con tàu và khi bà giật dây để kéo
mảnh vải đỏ ở mũi tàu thì tên chiếc tàu được lộ ra: FOUR DIAMOND. Lúc
này chiếc tàu đã có tên.
Người Italia có niềm tin vào những điều huyền bí của tự nhiên. Bởi vậy, lễ chúc phúc cho con tàu có cả một vị mục sư hành lễ.
Theo
quan sát của chúng tôi, Tập đoàn Premuda rất hài lòng với chiếc Four
Diamond, nên trong phát biểu của ông Tổng giám đốc Stefano Rosina có
đoạn: Chúng tôi biết, những con tàu loại 34.000 DWT được đóng mới ở Phà
Rừng có chất lượng tốt. Chúng tôi nhận bàn giao chiếc tàu này sau khi đã
thử mọi tính năng theo thiết kế của Carl Premuda Bro (Đan Mạch) và đều
đảm bảo các thông số kỹ thuật. Nhân lễ bàn giao, ông thay mặt Tập đoàn
gửi đến những người lao động của Phà Rừng món quà 5.000 USD.
Món
quà của Premuda có thể xem đó là một khoản tiền thưởng ngoài hợp đồng
vì chất lượng. Không chỉ Phà Rừng mà khi bàn giao tàu ở thành phố Hồ Chí
Minh, chủ tàu Nhật Bản cũng từng thưởng cho SSIC vì các con tàu do Công
ty công nghiệp tàu thủy Sài Gòn đóng vượt tiến độ. Nhưng người Nhật rất
thích con số chín, nên khoản thưởng là 29,999 USD, mặc dù thực tế là
30.000 USD.
2. Tàu
hàng Four Diamond thuộc seri tàu 34.000 DWT, là loại tàu chở hàng tổng
hợp vỏ kép do Đan Mạch thiết kế, đăng kiểm DNV (Nauy), có vùng hoạt động
không hạn chế.
Chiều
dài tàu 180m, rộng 30m, cao 14,7m. Dung tích khoang chở hàng 45.500m3,
lắp động cơ máy chính 7.860 KW, tốc độ 14 hải lý/giờ.
Cắt băng bàn giao tàu 34.000 tấn - FOUR DIAMOND
Những
năm đầu thế kỷ XXI, ngành đóng tàu thế giới tự hào rằng đây là loại tàu
được thiết kế mang đầy đủ những tiến bộ khoa học của thời đại, như kết
cấu chắc, tiêu hao nhiền liệu ít, tốc độ vận hành kinh tế, giảm khí thải
vào môi trường…, số định biên trên tàu là tối thiểu bởi tính tự động
hóa của tàu rất cao.
Trước
đây một thời gian Phà Rừng đã bàn giao chiếc số 1 có tên là SanFelice.
Ngày 6 tháng 7 năm 2010, Tập đoàn Vinashin nhận được lá thư viết từ Monaco của ông Giovanni Malvicini, đại diện cho Công ty Lavant nói về chất lượng của con tàu. Trong thư có đoạn:
Gần
5 tháng trôi qua kể từ ngày bàn giao con tàu, đến bây giờ chúng tôi có
thể kết luận rằng con tàu hoàn toàn phù hợp với những tiêu chuẩn chính
của nhà thiết kế Grontmij Carl Bro…Trong chuyến đi chở dầu cọ, con tàu
chạy không dừng hơn 9.700 dặm với vận tốc trung bình vượt quá 14 hải
lý/giờ.
Điều
làm cho các chủ tàu và nhà quản lý kỹ thuật hài lòng nhất là tỷ lệ tiêu
hao nhiên liệu so với tốc độ hoàn toàn phù hợp với những tính toán của
nhà thiết kế…
Có thể khẳng định rằng, tàu
hàng 34.000 DWT đóng tại Tổng công ty công nghiệp tàu thuỷ Phà Rừng,
thuộc Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam là một con tàu tốt, được
thi công hoàn hảo với khả năng vận hành trên biển cao…
Những
thông tin về chiếc tàu số 1 của Phà Rừng đóng mới trong loạt tàu 34.000
DWT mà lá thư trên đã nêu là sự tín nhiệm của khách hàng với thương
hiệu Vinashin Việt Nam.
Chắc
hẳn ngài Stefano Rosia đứng đầu Tập đoàn Premuda cũng biết như vậy nên
trong phát biểu của mình mà chúng tôi trích dẫn ở phần trên về việc ông
tin tưởng về chất, lượng tàu đóng mới ở Vinashin, vẻ mặt ông rạng rỡ, và
đã tự cầm ô che những hạt mưa thu trên cầu tàu, để bà Barbara Troilo
hoàn thành trách nhiệm mẹ đỡ đầu khi đưa Four Diamond trở về với mẹ đại
dương.
Chưa
hết, ông còn mời cậu con trai của mẹ đỡ đầu, cậu Alessandro Francovigh
chừng 5 tuổi cùng đi với mẹ để chúc phúc cho con tàu thuận buồm xuôi
gió.
Quà
tặng cho cậu bé là mô hình chiếc tàu. Chẳng rõ sau này, khi trưởng
thành cậu có làm nghề hạ bạc không, nhưng trên gương mặt cậu bé hiển
hiện niềm yêu thích món quà mà ông giám đốc Tập đoàn Premuda tặng lắm.
3. Vinashin
đang trong giai đoạn tái cơ cấu, Tổng công ty công nghiệp tàu thủy Phà
Rừng cũng vậy. Việc bàn giao chiếc tàu xuất khẩu vào thời điểm này là
mốc quan trọng. Bởi đó là sự khẳng định thương hiệu của một Tập đoàn
lớn, giữ vị trí chủ đạo của công nghiệp tàu thuỷ quốc gia.
Tàu 34.000 tấn - FOUR DIAMOND trong ngày bàn giao
Ông
Vũ Anh Tuấn, tân Tổng giám đốc Tổng công ty Phà Rừng trao chìa khoá
chiếc Four Diamond cho ông Stefano Rosina của Tập đoàn Premuda. Chúng
tôi cảm nhận được bước trưởng thành của một đơn vị đóng tàu trong quá
trình lấy lại uy tín và thương hiệu của mình. Đó cũng là điều mà Nhà
nước và Nhân dân chờ đợi, hy vọng vào một tập đoàn sau tái cơ cấu, theo
các quyết định của Chính phủ.
Phà
Rừng mới đóng tàu trong dăm năm trở lại đây, nhưng cái tên Phà Rừng thì
đã nổi tiếng từ những thập niên cuối thế kỷ XX. Thời kỳ ấy Phà Rừng
chuyên sửa chữa. Với những thiết bị của công nghệ tàu thuỷ Bắc Âu, cộng
với con người được đào tạo nhờ các chuyên gia Phần Lan, nên Nhà máy tọa
lạc ở chân dãy núi Tràng Kênh của Hải Phòng đã trở thành một địa chỉ sửa chữa tàu có đẳng cấp quốc tế.
Khi
có thêm dây chuyền đóng mới, những con tàu xuất khẩu khai sinh ở Phà
Rừng đã gặt hái những thành công. Bởi đây là kết quả của gần ba chục năm
tích luỹ kinh nghiệm từ sửa chữa. Chúng tôi không cho rằng đóng mới
giống sửa chữa, nhưng nhờ có công nghệ sửa chữa mà người thợ Phà Rừng có
tác phong làm việc công nghiệp, có một đội ngũ quản lý công nghiệp phù
hợp. Do đó, họ không xa lạ với tiêu chuẩn đóng mới những con tàu, dù
rằng đó là những tiêu chuẩn quốc tế.
Nếu
theo dự kiến thì ngày chiếc tàu 34.000 DWT thứ hai được bàn giao cho
người Italia thì chiếc tàu thứ nhất mà Phà Rừng bàn giao năm 2010 đã
vượt qua mũi Hảo Vọng để về cảng Kandla của ấn Độ.
Đó
là những chiếc tàu có cấp đi biển không hạn chế. Nó có đủ điều kiện để
vượt qua các đại dương, đến mọi thương cảng của thế giới. Vinashin vươn
ra biển lớn, Phà Rừng vươn ra biển lớn hoàn toàn là ý nghĩa thực của câu
nói này./.
Nguyễn Đức Ngọc -Tạp chí Vinashin