Tiếng Việt | English
  Giá sắt thép
K.Thước T.Chuẩn kg/tấm Giá bán(kg)
14x2000x6000 thép tấm 13400
20x2000x6000 SS400 13050
Xem giá tất cả
  Giá vàng
LoạiMuaBán
ĐVT: Triệu đồng/lượng
Nguồn: Sacombank
  BC thường niên BC tài chính
Biên bản họp ĐHCĐ thường niên năm 2015
CHƯƠNG TRÌNH HỌP ĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG THƯỜNG NIÊN
Báo cáo tài chính năm 2013 (đã được kiểm tóan)
Báo cáo tài chính năm 2012
Liên kết website
 
TIN THỊ TRƯỜNG LOGISTIC, ĐÓNG MỚI, SỬA CHỮA

Tăng chi phí, giảm cạnh tranh

“Hải quan chia sẻ với doanh nghiệp như thế nào về các chi phí phát sinh nếu xuất phát từ lỗi của hải quan, chẳng hạn phí lưu container tại bãi, cảng, gia hạn DO, chi phí cơ hội mất đi...?” - đại diện một doanh nghiệp đã đặt câu hỏi như vậy tại buổi đối thoại giữa ngành hải quan với các doanh nghiệp châu Âu đang hoạt động trên địa bàn TP.HCM vừa tổ chức mới đây.

Phần trả lời của ông Nguyễn Quốc Toản, phó trưởng phòng giám sát về hải quan (Cục Hải quan TP.HCM), cho rằng sở dĩ có tình trạng ách tắc hàng hóa diễn ra như hiện nay đôi khi phần lỗi bắt nguồn từ phía các doanh nghiệp làm thủ tục xuất nhập khẩu do không tìm hiểu kỹ về các chính sách như chính sách về chất lượng sản phẩm, kiểm dịch, an toàn thực phẩm... trong quá trình làm thủ tục hải quan.


Tuy nhiên, thực tế doanh nghiệp đã chứng minh rằng dù họ làm đúng tất cả quy trình cũng như khai báo đầy đủ thông tin mà cơ quan hải quan yêu cầu, hàng hóa vẫn bị ách lại vì những lý do “trời ơi đất hỡi”.


Ông V., đại diện doanh nghiệp Y, nói riêng với Tuổi Trẻ sau buổi họp rằng doanh nghiệp ông đã bị “bay” mất hơn 2.000 USD cho phí lưu bãi và lưu container chỉ vì có nhân viên hải quan nại lý do hàng quá nhiều nên phải chờ thêm một vài ngày nữa doanh nghiệp mới “được” đến lượt kiểm tra hàng hóa “đóng công” (container). Ở trường hợp này, hàng xuất đi hay nhập về cũng đều bị thiệt. Vì nếu không “gỡ” được hàng ra đúng ngày thì bị khách hàng hối, đòi bồi thường hợp đồng, xa hơn nữa là bị đối tác rêu rao làm ăn không uy tín...


Mà muốn không bị “dính” các rắc rối nói trên, chỉ cần “biết điều và biết chuyện” một chút với nhân viên hải quan thì mọi chuyện sẽ “xuôi chèo mát mái” và các chi phí này lâu nay đã được ngầm hiểu là “chi phí bôi trơn”. Khái niệm này cũng được các chuyên gia thuộc nhóm nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới công bố trong khảo sát gần đây cho thấy doanh nghiệp xuất khẩu trong nước bị giảm sức cạnh tranh do chi phí thương mại liên quan đến dịch vụ hậu cần, hải quan... Cứ một ngày chậm trễ thì chi phí tăng thêm tương đương 0,8% giá trị hàng hóa chuyên chở.

Và thủ tục hành chính nặng nề, thiếu minh bạch là những nguyên nhân chính làm gia tăng chi phí và giảm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

 Theo TTO

Các tin khác
  Quảng cáo