Tiếng Việt | English
  Giá sắt thép
K.Thước T.Chuẩn kg/tấm Giá bán(kg)
14x2000x6000 thép tấm 13400
20x2000x6000 SS400 13050
Xem giá tất cả
  Giá vàng
LoạiMuaBán
ĐVT: Triệu đồng/lượng
Nguồn: Sacombank
  BC thường niên BC tài chính
Biên bản họp ĐHCĐ thường niên năm 2015
CHƯƠNG TRÌNH HỌP ĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG THƯỜNG NIÊN
Báo cáo tài chính năm 2013 (đã được kiểm tóan)
Báo cáo tài chính năm 2012
Liên kết website
 
TIN THỊ TRƯỜNG LOGISTIC, ĐÓNG MỚI, SỬA CHỮA

Vinalines cần DATC

“Không đẩy nhanh tái cơ cấu, Vinalines sẽ đắm” – cảnh báo này đang là động lực thôi thúc mạnh mẽ các cơ quan hữu quan vào cuộc với nhiều giải pháp nhằm tiếp sức cho Vinaline hồi phục, phát triển. Trong đó, vai trò của Công ty Mua bán nợ Việt Nam là không thể thiếu…
Sốt ruột với tiến độ Câu chuyện tái cơ cấu Tổng công Hàng hải Việt Nam (Vinalines) được đặt ra từ vài năm trước cùng với đó những quyết tâm rất mạnh mẽ, nhưng tiến độ thực hiện vẫn chưa bám sát kế hoạch đặt ra. Theo kế hoạch, năm 2013, Vinaline thực hiện cổ phần hóa 7 đơn vị thành viên, tuy nhiên kết thúc năm, chỉ 2 đơn vị được thực hiện, nhiệm vụ còn lại tiếp tục được đẩy sang năm 2014. Trong những tháng đầu năm 2014, dù đã nỗ lực nhưng việc cổ phần hóa, tái cơ cấu của Vinalines vẫn chưa thể cán đích. Tính đến đầu tháng 9/2014, đã có 6 doanh nghiệp (DN) thuộc Tổng công ty chuyển sang hoạt động theo hình thức công ty cổ phần (gồm Cảng Khuyến Lương, Cảng Quy Nhơn, Cảng Hải Phòng, Cảng Nha Trang, Cảng Đà Nẵng, Công ty TNHH một thành viên Vinalines Nha Trang). Dự kiến, thời gian còn lại của năm, Vinalines sẽ tiến hành đấu giá cổ phần lần đầu (IPO) thêm 5 đơn vị, riêng Cảng Sài Gòn, phải lùi lại đến quý II/2015. Một trong những vướng mắc khiến tiến độ tái cơ cấu tại Vinalines chậm là do phần lớn trong số tiền thu được sau IPO các đơn vị thành viên là 291 tỷ đồng đã bị ngân hàng phong tỏa tài khoản để khấu trừ nợ trái phiếu. Điều này khiến cho Vinalines không có vốn đề tái cơ cấu cấu. Bên cạnh đó, IPO các cảng biển như: Hải Phòng, Quảng Ninh, Nha Trang, Đà Nẵng vừa qua chỉ bán được chưa đầy 5% số cổ phần chào bán. Phân tích thất bại này nhiều chuyên gia cho rằng, Nhà nước vẫn nắm chi phối vẫn quá cao (75%) khiến các nhà đầu tư không mấy mặn mà. Cần DATC vào cuộc Để đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa, tái cơ cấu các DN thuộc Vinalines, Nhà nước cần hạ thấp tỷ lệ nắm giữ vốn tại các DN xuống còn 51%. Với tỷ lệ này, sẽ kích thích được nhà đầu tư tham gia mua cổ phần và Vinalines cũng có thêm khoảng trên 2.000 tỷ đồng để cơ cấu nợ, và nâng cao hiệu quả quản trị tại Vinalines. Đặc biệt, nhiều chuyên gia kinh tế cũng khuyến cáo, muốn đẩy nhanh thực hiện tái cơ cấu Vinalines hiệu quả, không thể bỏ qua vai trò của Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam (DATC). Mới đây, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cũng đồng ý về nguyên tắc phương án DATC tham gia mua lại nợ của Vinalines tại các tổ chức tín dụng. Theo đó, Phó Thủ tướng đã chỉ đạo Bộ Tài chính sớm tổ chức thẩm định, đánh giá các phương án tái cơ cấu tài chính theo phạm vi, đối tượng quy định tại Nghị quyết số 30/NQ-CP ngày 8/5/2014 của Chính phủ, báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Trước đó, Vinalines cũng đã chính thức lên tiếng muốn DATC mua lại hơn 11.000 tỷ đồng nợ tại 22 tổ chức tín dụng sau đó Vinalines sẽ làm mọi cách để trả nợ cho DATC. Khoản nợ này của Vinalines được chấp thuận tái cơ cấu tài chính theo hướng là khoanh nợ gốc 2.201 tỷ đồng tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam trong hai năm đến hết năm 2015, xóa hơn 281 tỷ đồng nợ lãi trong khoảng thời gian này; các tổ chức tín dụng còn lại khoanh nợ gốc cho Vinalines 3 năm (từ 2013 đến hết 2016) và xem xét miễn giảm lãi vay đến hết năm 2013. Theo Tạp chí tài chính.
Các tin khác
  Quảng cáo