Tiếng Việt | English
  Giá sắt thép
K.Thước T.Chuẩn kg/tấm Giá bán(kg)
14x2000x6000 thép tấm 13400
20x2000x6000 SS400 13050
Xem giá tất cả
  Giá vàng
LoạiMuaBán
ĐVT: Triệu đồng/lượng
Nguồn: Sacombank
  BC thường niên BC tài chính
Biên bản họp ĐHCĐ thường niên năm 2015
CHƯƠNG TRÌNH HỌP ĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG THƯỜNG NIÊN
Báo cáo tài chính năm 2013 (đã được kiểm tóan)
Báo cáo tài chính năm 2012
Liên kết website
 
TIN THỊ TRƯỜNG LOGISTIC, ĐÓNG MỚI, SỬA CHỮA

Hải Phòng: Nhiều bất cập trong vận tải thủy

Hải Phòng là thành phố công nghiệp cảng biển, cảng sông và đầu mối vận tải lớn của cả miền Bắc nhờ hệ thống sông ngòi đa dạng bao gồm 11 con sông phục vụ vận tải thủy nội địa đi các tỉnh Đồng bằng sông Hồng với tổng chiều dài 211,6km. Thế nhưng, quy hoạch các cửa sông như thế nào để tạo thuận lợi cho các phương tiện vận tải thủy trên thực tế vẫn còn quá khó?

Tính đến hết tháng 7/2014, trên địa bàn Hải Phòng có 2.075 phương tiện vận tải thủy nội địa được đăng ký với tổng trọng tải là 617.974 tấn và 11 phương tiện vận tải có tổng trọng tải 29.210 tấn chạy tuyến vận tải ven biển mới được Bộ Giao thông vận tải công bố. Thành phố có 129 cảng, bến thủy do trung ương quản lý nhưng đa phần là các cảng, bến có quy mô nhỏ, chỉ có khoảng 10% số cảng, bến có diện tích sử dụng mặt đất, mặt nước trước bến từ 10.000 – 30.000m2.

Hải Phòng có duy nhất 2 bến cảng tổng hợp được trang bị cẩu đế, xe cẩu bánh lốp, và hiện không có cảng chuyên dùng để phục vụ bốc xếp container. Trong khi đó, năm 2013, sản lượng vận tải thông qua hệ thống cảng biển đạt 55,3 triệu tấn hàng hóa, tăng từ 20 – 22%. Lưu lượng vận tải hàng hóa đường thủy nội địa qua địa bàn thành phố hàng năm tăng trên 10% và ước đạt 16 triệu tấn trong năm 2013. Trong đó, lượng hàng hóa đường thủy nội địa thông qua các cảng biển Hải Phòng đạt trên 7,6 triệu tấn.

Hải Phòng cần tăng cường sự liên kết giữa đường sắt, cảng biển, bến thủy nội địa để nâng ngành vận tải thủy nội địa lên một tầm cao mới nhằm đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa.

Thực tế có thể thấy, vận tải thủy nội địa ở Hải Phòng có rất nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển. Tuy nhiên, việc đầu tư và quy hoạch hiện nay còn chưa tương xứng, nhất là trong xu hướng hiện đại hóa cảng bến thì cần sự quan tâm hơn nữa của các bộ, ngành để hệ thống cảng biển vận tải thủy thành phố ngày càng phát huy vai trò và lợi thế.

Một vị lãnh đạo Phòng Quản lý vận tải, Sở Giao thông vận tải thành phố Hải Phòng- cho biết, hiện tại, hệ thống phương tiện vận tải thủy chủ yếu vận chuyển các loại hàng rời, có tính bảo quản thấp, trong khi loại hàng container vận chuyển bằng đường thủy lại gặp khó khăn về phương tiện xếp dỡ và thiếu sự kết nối giữa các cảng lớn như cảng Hải Phòng, Vật Cách… Bên cạnh đó, các cửa sông Lạch Tray – Văn Úc – Thái Bình không có sự kết nối, nên các phương tiện thủy phải đi vòng qua các sông khác, dẫn đến chi phí tốn kém, mất nhiều thời gian, không cạnh tranh được với vận tải đường bộ. Hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông thủy, bộ thiếu tính liên kết, dẫn tới khó khăn cho hoạt động vận tải. Trong khi đó, một số cầu vượt sông có tĩnh không thấp, khẩu độ hẹp, khó khăn cho hoạt động vận tải… Trước thực trạng này, Sở Giao thông vận tải thành phố Hải Phòng đã có văn bản kiến nghị gửi UBND thành phố và Bộ Giao thông vận tải cần sớm có quy hoạch đấu nối giữa các cửa sông thuộc hệ thống Đồng bằng sông Hồng để tăng cường tính kết nối, cũng như tạo điều kiện cho các phương tiện vận tải đi thẳng, nhằm tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm. Vẫn biết việc đầu tư nâng cấp một số cảng, bến thủy nội địa trên địa bàn còn nhiều thách thức nhưng Bộ Giao thông vận tải cần có lộ trình về nâng cấp các cảng container chuyên dùng phục vụ vận tải thủy nội địa; đầu tư vốn cho việc nạo vét kênh mương, mở rộng hệ thống sông, kênh…

Theo báo Công Thương.

Các tin khác
  Quảng cáo