Tiếng Việt | English
  Giá sắt thép
K.Thước T.Chuẩn kg/tấm Giá bán(kg)
14x2000x6000 thép tấm 13400
20x2000x6000 SS400 13050
Xem giá tất cả
  Giá vàng
LoạiMuaBán
ĐVT: Triệu đồng/lượng
Nguồn: Sacombank
  BC thường niên BC tài chính
Biên bản họp ĐHCĐ thường niên năm 2015
CHƯƠNG TRÌNH HỌP ĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG THƯỜNG NIÊN
Báo cáo tài chính năm 2013 (đã được kiểm tóan)
Báo cáo tài chính năm 2012
Liên kết website
 
TIN THỊ TRƯỜNG LOGISTIC, ĐÓNG MỚI, SỬA CHỮA

Nghiên cứu mở thêm 2 tuyến vận tải biển ven bờ

 

Cục Hàng hải Việt Nam đang nghiên cứu để mở thêm 2 tuyến vận tải biển ven bờ Bình Thuận đến Kiên Giang và từ Quảng Bình đến Đà Nẵng.

Theo thông tin từ Cục Hàng Hải Việt Nam, sau khi tuyến vận tải ven biển từ Quảng Ninh đến Quảng Bình bước đầu hoạt động có hiệu quả, 2 tuyến vận tải ven biển khác đang được nghiên cứu để mở trong thời gian tới.

Đầu tiên là tuyến vận tải ven biển từ Bình Thuận đến Kiên Giang, qua khảo sát của Cục Hàng hải nhu cầu vận chuyển hàng hoá trên tuyến vận tải này là rất lớn. Chỉ tính riêng tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), mỗi năm lượng hàng hóa vận chuyển ước đạt khoảng 51,5 triệu tấn.

Trong đó, nhu cầu vận chuyển hơn 2,1 triệu tấn vật tư, cấu kiện bê tông, để cung ứng cho dự án thi công luồng tàu biển vào sông Hậu và các công trình phụ trợ được đúc tại bãi ở Bà Rịa - Vũng Tàu.

Còn tại Bình Thuận, nhu cầu vận chuyển vật tư, trang thiết bị phục vụ xây dựng nhà máy Trung tâm nhiệt điện Vĩnh Tân cũng như thi công các công trình bến cảng chuyên dùng Vĩnh Tân cũng rất lớn.

Chính vì vậy, việc mở tuyến vận tải ven biển từ Bình Thuận đến Kiên Giang trong giai đoạn hiện nay là rất cần thiết để giảm tải cho đường bộ.

Một tuyến vận tải ven biển khác là tuyến Quảng Bình - Đà Nẵng cũng đang được khảo sát để mở tuyến. Qua khảo sát của Cục Hàng hải Việt Nam, tại khu vực Đà Nẵng các doanh nghiệp có nhu cầu vận chuyển hàng hóa như xăng dầu, clinker, phân bón, gỗ, sắt thép… khối lượng trên 400.000 tấn/năm.

Các mặt hàng nói trên chủ yếu cần vận chuyển từ Quảng Ninh, Hải Phòng, Thanh Hóa vào Quảng Trị, Huế, Đà Nẵng và ngược lại. Bên cạnh đó, một số loại hàng cần vận chuyển từ khu vực Đà Nẵng đi Quy Nhơn. Hiện tại, theo báo cáo của các doanh nghiệp trên tuyến này hiện nay chủ yếu vận chuyển bằng đường bộ.

Chính vì vậy, khi mở tuyến vận tải ven biển từ Quảng Bình đến Đà Nẵng các loại hàng hóa mà khu vực miền Trung cần như phân bón, gỗ, sắt thép … sẽ được vận chuyển từ khu vực Quảng Ninh, Hải Phòng vào Đà Nẵng.

Dự kiến, trong tháng 9, một hội nghị giữa chủ hàng, chủ cảng và chủ doanh nghiệp vận tải sẽ được tổ chức để các doanh nghiệp có cơ hội tìm kiếm các hợp đồng kinh doanh.

Trước đó, hôm 6-7, Bộ Giao thông Vận tải đã mở tuyến vận tải ven biển từ Quảng Ninh đến Quảng Bình, trong tháng đầu tiên đã có khoảng 50.000  tấn hàng hoá được vận chuyển trên tuyến vận tải này.

Trong đó, các mặt hàng vận chuyển phục vụ dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn, hàng container từ Hải Phòng đi Vũng Áng phục vụ dự án Formosa, vận chuyển xi măng từ nhà máy Nghi Sơn đi các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế… đã chuyển từ vận chuyển đường bộ sang vận chuyển tuyến vận tải ven biển.

Việc các doanh nghiệp chuyển sang vận tải ven biển do giá cước rẻ hơn nhiều so với vận chuyển đường bộ. Theo báo cáo của các doanh nghiệp gửi về Cục Hàng hải, cước vận tải đường bộ từ Hải Phòng đi Thanh Hóa cho một container 20 feet vào khoảng 10 đến 12 triệu đồng ; đi Nghệ An - Hà Tĩnh khoảng 18 đến 20 triệu đồng.

Trong khi vận tải bằng đường thủy từ Hải Phòng đi Thanh Hóa chỉ 2,4 triệu đồng, đi Nghệ An - Hà Tĩnh khoảng 3 đến 3,2 triệu đồng. Về thời gian vận chuyển từ Hải Phòng đi Thanh Hóa bằng đường bộ khoảng 6 giờ, trong khi bằng đường thủy khoảng 10 giờ.

Theo Kinh tế Sài Gòn.

Các tin khác
  Quảng cáo