Trả lời phỏng vấn Thông
tấn xã Việt Nam về kết quả kỳ họp cấp cao ASEAN, bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình
Minh cho biết, có thể tóm lược bốn thành công chính của kỳ họp. Thứ nhất, lãnh
đạo ASEAN khẳng định quyết tâm triển khai hiệu quả Lộ trình xây dựng cộng đồng
vào 2015 và kế hoạch Kết nối ASEAN. Thứ hai, các nước ASEAN nhất trí sẽ tăng cường
phối hợp lập trường về các vấn đề toàn cầu mà khu vực quan tâm tại các diễn đàn
quốc tế như Liên hiệp quốc, APEC, ASEM, G20… qua đó nâng cao vai trò, tiếng nói
của hiệp hội tại các diễn đàn này. Thứ ba, ASEAN tiếp tục khẳng định chính sách
đối ngoại rộng mở, khuyến khích các đối tác tham gia hợp tác xây dựng và đóng
góp tích cực vào xử lý các vấn đề cùng quan tâm, vì hoà bình, ổn định và phát
triển ở khu vực cũng như hỗ trợ các trọng tâm và ưu tiên của ASEAN. Cuối cùng,
trao đổi về các vấn đề khu vực và quốc tế, các vị lãnh đạo nhấn mạnh việc tăng
cường hơn nữa các nỗ lực vì hoà bình, ổn định và hợp tác ở khu vực; đồng thời,
cần dành ưu tiên cao cho hợp tác và nâng cao năng lực ứng phó hiệu quả với những
thách thức đang nổi lên như biến đổi khí hậu, thiên tai, an ninh hàng hải, an
ninh năng lượng, lương thực, quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên nước...
Về Biển Đông, theo bộ
trưởng Phạm Bình Minh, hội nghị nhấn mạnh hoà bình, ổn định và an ninh ở Biển
Đông, trong đó có an ninh và an toàn hàng hải là lợi ích chung của khu vực và tất
cả các nước. Các bên liên quan cần giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hoà
bình, tuân thủ luật pháp quốc tế, đặc biệt Công ước Liên hiệp quốc về luật biển
1982 (UNCLOS), thực hiện đầy đủ Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông
(DOC), hướng tới xây dựng một bộ Quy tắc ứng xử (COC).
Trước đó, trả lời phóng
viên báo Sài Gòn Tiếp Thị, Tổng thư ký ASEAN Surin Pitsuwan cho hay, vấn đề COC
dự kiến sẽ được thảo luận tiếp tại Trung Quốc vào tháng 1.2012.
Trở thành điểm nhấn của
báo chí sau cuộc họp thượng đỉnh Đông Á kéo dài từ trưa đến hết chiều ngày
19.11 tại Bali, trợ lý bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc, ông Liu Zhenmin (Lưu Chấn
Dân) cho biết, hiện Trung Quốc đã sẵn sàng để bắt đầu thảo luận với các nước
ASEAN về COC. “Mục tiêu của chúng tôi là cuối cùng sẽ thông qua được COC”, ông
Lưu Chấn Dân nói.
Trao đổi với phóng viên
các nước về vấn đề Biển Đông, ông Lưu Chấn Dân nhấn mạnh rằng, Trung
Hội nghị Cấp cao Mekong – Nhật Bản
Tại
hội nghị Cấp cao Mekong – Nhật Bản, các nhà lãnh đạo nhất trí xây dựng các
trụ cột hợp tác mới cho giai đoạn 2013 – 2015 thay thế cho chương trình Hành
động 63; tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực phát triển kinh tế –
xã hội, bảo vệ môi trường, thúc đẩy phát triển, sử dụng, bảo tồn và quản lý
bền vững nguồn nước sông Mekong, vì sự phát triển toàn diện, cân bằng và bền
vững tại khu vực Mekong, đóng góp vào tiến trình xây dựng cộng đồng ASEAN và
phát triển ở khu vực.
Thủ
tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh lũ lụt bất thường và xâm nhập mặn gây thiệt
hại nặng nề tại các nước Mekong thời gian qua càng khẳng định tính cấp thiết
của hợp tác quản lý và sử dụng nước sông Mekong một cách hợp lý và bền vững.
Đồng thời, việc phối hợp giữa các nước Mekong để nghiên cứu, đánh giá một
cách tổng thể và khoa học các tác động đến môi trường sống là việc làm cấp
thiết và quan trọng trước khi có quyết định về việc xây dựng các công trình
thuỷ điện dòng chính của sông Mekong.
|
Quốc tiếp tục ủng hộ hợp tác tốt hơn trong thực
hiện tuyên bố DOC ký năm 2002. Ông Lưu Chấn Dân khẳng định, tự do hàng hải ở Biển
Đông không bị ảnh hưởng gì trong thập kỷ qua, sự phát triển kinh tế nhanh của
Trung Quốc cùng các nước ở Đông Á đã giúp ích cho tự do hàng hải ở đây, và
“Trung Quốc đã có đóng góp nhiều cho tự do hàng hải trong khu vực”.
Hợp tác cùng phát triển
Tham dự hội nghị cấp
cao ASEAN – Liên hiệp quốc lần thứ 4, hội nghị cấp cao ASEAN – Ấn Độ lần
thứ 9 và hội nghị cấp cao Đông
Á (EAS), theo Thông tấn xã Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định an
ninh, an toàn hàng hải hiện đang là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu của
khu vực và thế giới, do đó các nước cần tăng cường hợp tác vì mục tiêu này.
Thủ tướng Nguyễn Tấn
Dũng cho rằng EAS, với vai trò chủ đạo của ASEAN, đã phát triển năng động và trở
thành một phần quan trọng, không thể thiếu trong hợp tác và cấu trúc khu vực
Đông Á. EAS tiếp tục là diễn đàn để các nhà lãnh đạo cấp cao đối thoại và hợp
tác về các vấn đề có tầm quan trọng chiến lược liên quan đến hoà bình, an ninh
và phát triển ở khu vực.
Về hoà bình, ổn định,
an ninh và phát triển, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định đây là mục tiêu và
lợi ích chung của tất cả các nước trong khu vực; đề nghị EAS phát huy hơn nữa
vai trò trong việc xây dựng các chuẩn mực, quy tắc ứng xử ở khu vực cũng như
phát huy tác dụng của các công cụ hiện có, trước hết là Tuyên bố EAS về các
nguyên tắc quan hệ cùng có lợi được thông qua tại hội nghị này.
Trao đổi ngắn với báo
chí chiều 19.11, Tổng thư ký ASEAN Surin Pitsuwan cho hay, Mỹ và các nước đối
tác đối thoại của ASEAN đã bàn nhiều vấn đề như, cứu trợ thảm hoạ, biến đổi khí
hậu, an ninh lương thực và cả an ninh hàng hải trong khu vực. Các nhà lãnh đạo
đã nhất trí cấp cao Đông Á là diễn đàn quan trọng vì ở đây có nhiều động lực
tăng trưởng cho kinh tế thế giới. “Các nguyên thủ hy vọng cuộc gặp năm sau ở
Campuchia sẽ có nhiều tiến triển về các vấn đề đã bàn thảo trên đây”, ông nói.
Theo SGTT