Tiếng Việt | English
  Giá sắt thép
K.Thước T.Chuẩn kg/tấm Giá bán(kg)
14x2000x6000 thép tấm 13400
20x2000x6000 SS400 13050
Xem giá tất cả
  Giá vàng
LoạiMuaBán
ĐVT: Triệu đồng/lượng
Nguồn: Sacombank
  BC thường niên BC tài chính
Biên bản họp ĐHCĐ thường niên năm 2015
CHƯƠNG TRÌNH HỌP ĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG THƯỜNG NIÊN
Báo cáo tài chính năm 2013 (đã được kiểm tóan)
Báo cáo tài chính năm 2012
Liên kết website
 
TIN THỊ TRƯỜNG LOGISTIC, ĐÓNG MỚI, SỬA CHỮA

Nhiều hãng tàu ngoại từ chối container lạnh từ Việt Nam

Container lạnh nổ liên tiếp, hãng tàu ngoại đồng loạt “phát lệnh” ngừng sử dụng những container lạnh xuất từ Việt Nam và cảng biển Việt Nam, cụ thể là Tân Cảng Sài Gòn quyết định nhập gas trực tiếp từ nước ngoài, đầu tư máy kiểm định gas… - tất cả những việc này đang khiến nhiều người liên tưởng đến câu thành ngữ: Mất bò mới lo làm chuồng.

Chất lượng gas kém, gas có lẫn tạp chất

Đây là nhận định ban đầu của nhiều chuyên gia kỹ thuật về nguyên nhân của  4 vụ nổ container lạnh (3 container của hãng tàu Maersk Lines và 1 container của hãng tàu CMA) xảy ra trong thời gian vừa qua. Hậu quả nhãn tiền của các vụ nổ container này là một số cảng biển, hãng tàu tại Mỹ, Liên minh châu Âu bắt đầu kiểm tra chặt chẽ đối với container lạnh thực hiện kiểm tra tình trạng kỹ thuật (PTI) tại Việt Nam, thậm chí gây sức ép cho các hãng tàu đồng loạt ngừng sử dụng container lạnh có thực hiện PTI tại Việt Nam. 

Đại diện một hãng vận tải biển có uy tín cho biết: tại một số cảng ở Mỹ, những container lạnh xuất đi từ Việt Nam bị “cô lập”, không cho cắm điện hoặc bị di dời qua chỗ khác rồi sau đó tính phí khiến chi phí phát sinh cho hãng tàu rất lớn.

Cảng Hutchinson (Anh) cũng đã thông báo đến các hãng tàu về tình trạng nghiêm trọng có liên quan đến các container lạnh sử dụng dịch vụ tại Việt Nam khi thay Gas nhiễm bẩn vào hệ thống lạnh. Tính đến thời điểm này, có ít nhất 5 hãng tàu đã tạm dừng kiểm tra tình trạng kỹ thuật (PTI) tại Cảng Tân cảng - Cát Lái hoặc không cho phép thực hiện việc sửa chữa liên quan đến Gas.

Có thể thấy, việc một số container lạnh bị nổ trong khu vực cảng Cát Lái đã không còn là “việc riêng” của cảng này. Bằng chứng là những container lạnh xuất đi từ Việt Nam đều được “ưu tiên kiểm tra” tại cảng nước ngoài. “Nếu cơ quan chức năng Việt Nam không đưa ra được kết luận và giải pháp cụ thể thì có khả năng container lạnh bị đưa vào “danh sách đen” hoặc gây mất an ninh cảng kể cả tại các cảng chuyển tải. Lúc đó sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam”, đại diện một hãng tàu cảnh báo.

Những nỗ lực muộn màng

Được biết, đến thời điểm này, phía Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn vẫn đang tiếp tục hợp tác toàn diện, triệt để với các hãng tàu (như Maersk Lines và CMA) để cung cấp, phối hợp tìm hiểu, xác minh các thông tin, chứng từ, dữ liệu liên quan đến quá trình thực hiện PTI đối với container lạnh đã bị nổ, đồng thời tích cực kiến nghị cơ quan chức năng và hãng tàu nhanh chóng kết luận nguyên nhân gây ra các vụ việc.

Lãnh đạo cảng này cũng cam kết sử dụng đúng loại gas theo yêu cầu của từng hãng tàu, từ các nhà cung cấp chính thức, có nguồn gốc và chứng chỉ rõ ràng. Về lâu dài, Tân cảng cũng sẽ thực hiện chức năng nhập khẩu Gas trực tiếp từ nước ngoài đồng thời cũng sẽ báo cáo chi tiết quá trình nạp gas cho từng container lạnh (loại Gas, sêri bình Gas, nhà sản xuất...) cho các hãng tàu. Tân cảng Sài Gòn cũng đã đầu tư máy kiểm tra chất lượng gas, để giám sát, thẩm định thuờng xuyên trước khi nạp vào các container. 

Những nỗ lực nhằm cải thiện tình hình của Tân cảng Sài Gòn là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, không ít người tiếc nuối giá như những việc này đã được làm sớm hơn, khi chưa có vụ nổ nào xảy ra hay ít nhất cũng là sau khi xảy ra vụ nổ đầu tiên thì tình hình đã không “tồi tệ” như hiện nay.

 

Nâng cao hiệu quả quản lý an toàn container, Trưởng phòng vận tải và dịch vụ hàng hải Việt Nam Trịnh Thế Cường cho rằng, cơ quan quản lý nhà nước cần sớm ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kiểm tra và chế tạo container vận chuyển trên các phương tiện giao thông. Ông Cường cũng tiết lộ Cục HHVN đang khẩn trương nghiên cứu báo cáo Bộ GTVT trình Chính phủ Đề án gia nhập Công ước quốc tế về an toàn container 1972 (CSC 1972) vào năm 2012. Khi gia nhập Công ước CSC 1972, Việt Nam sẽ có đầy đủ cơ sở pháp lý để kiểm soát mức độ an toàn của các container trong nước cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho các container sản xuất tại Việt Nam có thể được vận chuyển vào các quốc gia đã tham gia Công ước.

 

- Ngày 27/4/2011, tại khu bãi container lạnh cảng Cát Lái (TP.HCM) đã xảy ra 1 vụ nổ container lạnh khiến 5 người bị thương.

 

- Sáng 11/5/2011, cũng tại khu bãi này đã xảy ra vụ nổ container khiến 1 người chết, 1 người bị thương. Cả hai vụ nổ này, container đều thuộc hãng Maersk Line (Đan Mạch) do nhà thầu APM là nhà thầu được hãng tàu Maersk chỉ định, ký hợp đồng làm dịch vụ sửa chữa, vệ sinh,  thực hiện PTI. Các container bị nổ đều có cùng hiện tượng là sau khi cắm điện vận hành, PTI được khoảng 15-20 phút thì phát nổ. Tháng 5/2011, Tổ điều tra của Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn đã sơ bộ kết luận nguyên nhân do gas có lẫn tạp chất gây ra.

 

- Tháng 10/2011, một vụ nổ container lạnh khác của Maersk Line xảy ra ở Brazil. Container phát nổ khi đang PTI và nạp Gas. Container trên được hãng tàu xác nhận đã đóng hàng ở Việt Nam.

 

- Cũng trong tháng 10/2011, container FSCU 5209862 của Hãng tàu CMA- CGM phát nổ khi ở trạng thái rỗng và đang được PTI tại Trung Quốc. Container trên đã được nhà thầu phụ Sao Mai của Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn tham gia sửa chữa.

 

Theo GTVT

Các tin khác
  Quảng cáo