Khẳng
định việc phân bớt lưu lượng xe khách Bắc - Nam đi lên đường HCM giai đoạn 1
này mới chỉ thực hiện đối với đoạn Hà Nội - Vinh (Nghệ An) chứ không phải toàn
tuyến là vì cơ sở hạ tầng đoạn này cơ bản đáp ứng được yêu cầu, Thứ trưởng Nguyễn
Ngọc Đông cho biết.
Từ
trước Tết vừa qua, số lượng phương tiện lựa chọn đường HCM để đi lại bắt đầu
tăng nhanh và Tổng cục ĐBVN đã tích cực khảo sát lại toàn diện và sửa chữa,
nâng cấp các đoạn tuyến được phân luồng, công việc này sẽ tiếp tục được thực hiện
trong thời gian tới.
QL1 hiện đã quá tải, đường Hồ Chí Minh được Nhà nước đầu tư lớn, cần phải khai
thác hiệu quả
Ông
Trần Ngọc Thành, Vụ trưởng Vụ Vận tải, Bộ GTVT cũng cho biết, việc xây dựng
phương án điều tiết bớt lưu lượng xe từ QL1 A đang quá tải sang đường HCM đã được
thực hiện từ 5 - 6 năm nay. Đến thời điểm này, cần làm kiên quyết hơn để giảm tải
cho QL1 A đang vào chu kỳ nâng cấp.
Cấp lại sổ nhật trình
cho các xe thực hiện phân luồng
Ngày
7/2/2012, Tổng cục ĐBVN vừa có công văn gửi 33 Sở GTVT hướng dẫn cụ thể hơn việc
phân luồng vận tải khách lên đường Hồ Chí Minh. Theo đó, đề nghị các Sở GTVT chỉ
đạo các đơn vị vận tải khảo sát, phân tích nhu cầu đi lại của khách, bố trí 30%
các chuyến xe không có khách lên xuống trong đoạn Hà Nội - Vinh đang đi trên
QL1 hiện nay chuyển sang đi đường HCM.
Trên
cơ sở đó, chỉ đạo các đơn vị vận tải tăng cường thông tin tới những hành khách
có nhu cầu đi suốt chặng mua vé đi những chuyến xe này. Tổng cục Đường bộ đề
nghị Sở GTVT các địa phương chỉ đạo các bến xe ưu tiên và tạo điều kiện thuận lợi
để các phương tiện hoạt động trên lộ trình mới.
Theo
hướng dẫn của Tổng cục, các Sở sẽ cấp lại sổ nhật trình mới cho các phương tiện
thực hiện phân luồng (bao gồm toàn bộ các phương tiện vận tải khách tuyến cố định
có hành trình trên 1000km và 30% xe khách từ 300 - 1000 km có hành trình qua Hà
Nội - Vinh). Trong Sổ ghi rõ hành trình mới để làm cơ sở cho việc kiểm tra, kiểm
soát trên đường.
Theo
Tổng cục Đường bộ, hiện có 117 doanh nghiệp, HTX vận tải phải điều chỉnh hành
trình. Danh sách này đã được gửi đến Cục Cảnh sát Đường bộ, đường sắt để phối hợp
thực hiện. Doanh nghiệp thực hiện sai hành trình sẽ bị xử phạt theo Nghị định
34 của Chính phủ và Thông tư 14 của Bộ GTVT.
Theo
phân tích của lãnh đạo một số Sở GTVT, có tình trạng các doanh nghiệp băn khoăn
khi phải chạy tuyến đường mới sẽ không lấy thêm được khách dọc đường, như vậy
có khả năng phải ngừng chạy vì thu không đủ chi.
Doanh nghiệp vận tải
nói gì?
Ông
Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch Hiệp hội vận tải ôtô Việt Nam cho biết: Trước khi
quyết định phân luồng xe khách đi đường Hồ Chí Minh, Bộ GTVT đã tham khảo ý kiến
của Hiệp hội. Quan điểm của Hiệp hội là đồng tình với chủ trương này. QL1 hiện
đã quá tải và đường HCM được nhà nước đầu tư lớn, cần phải được khai thác hiệu
quả. Song như hiện tại thì việc doanh nghiệp đưa xe lên chạy tuyến này còn rất
khó khăn.
Tuyến
đường HCM từ Xuân Mai đi Hòa Lạc dài hơn QL1 60 km, việc không phải đi qua các
trạm thu phí cũng có thể bù trừ được. Song khi đã trở thành tuyến đường vận tải
chính thức, lưu lượng phương tiện tăng, thì các nhu cầu về ATGT, dịch vụ hành
khách, dịch vụ vận tải sẽ phát sinh, rất cần các địa phương dọc tuyến đường
quan tâm, làm tốt công tác dân vận, dịch vụ, công tác tuyên truyền ATGT.
Hiệp
hội chính thức đề nghị Tổng cục ĐBVN cần tổ chức thật tốt hoạt động ở các bến
xe, giải quyết triệt để xe dù, bến cóc để doanh nghiệp có đủ khách ngay tại bến
xe, không còn phải lo đón bắt khách dọc đường.
Phương
Anh -Vietnamshipper