Bản
hợp đồng khổng lồ này với tổng trọng tải trên 700 ngàn tấn tàu có thể
xem là việc trở lại sân nhà của Vinashin, để ta làm cho ta trong giai
đoạn tái cơ cấu theo đề án của Chính phủ.
Vinalines
là khách hàng lớn và thân quen nhất của Vinashin và ngược lại Vinashin
là nhà đóng tàu lớn nhất trong bản hợp đồng đóng tàu này.
Cũng
cần nói thêm rằng, công nghiệp đóng tàu biển có nét đặc thù, đó là
không thể đóng sẵn tàu để bày bán như những mặt hàng khác, không thể sản
xuất hàng loạt như ô tô, xe máy... Nhà đóng tàu chỉ có thể cắt tôn, đặt
ky những chiếc tàu khi đã có người đặt mua, đã ký hợp đồng. Còn con tàu
khi đã đóng xong, thì trở thành công cụ sản xuất của một ngành khác.
Bởi
vậy, ngành công nghiệp đóng tàu luôn được xem là ngành tạo ra công cụ
sản xuất mới để phát triển kinh tế và tạo ra sức mạnh để tăng cường an
ninh biển.
Chính
vì những đặc thù này mà nhiều trang thiết bị cho một cơ sở đóng tàu
lớn, không phải lúc nào cũng khai thác hết công suất. Do đó, không lấy
làm lạ, khi giá thành một con tàu đặc chủng có giá bán rất cao.
Trở
lại sân nhà của công nghiệp đóng tàu là một bước ngoặt lớn, sau khi đã
thu được nhiều kinh nghiệm của thời kỳ đóng tàu xuất khẩu. Ta làm cho
ta, chính là cái mà một quốc gia biển như Việt Nam đang cần.
Hãy
nhìn ra biển, xem tỉ lệ tàu ta được bao nhiêu phần trăm so với tổng số
tàu và hãy chia hơn một triệu km2 mặt nước biển thuộc lãnh hải quốc gia
xem chúng ta có tỷ lệ bao nhiêu tấn trọng tải tàu trên một đơn vị diện
tích (?). Và theo số liệu của Cục Hàng hải Việt Nam thì số tàu biển Việt Nam
bị lưu giữ qua kiểm tra, đang có chiều hướng xấu. Chỉ tính riêng trong
hai tháng 6 và 7 năm 2011, Trung Quốc đã giữ 8 tàu của Việt Nam còn
Indonesia cũng đã giữ tới 15 tàu của ta. Con số này chỉ nói về tàu chất
lượng không đạt, chứ chưa kể tới số tàu biển Việt Nam bị bắt giữ do liên quan tới nợ nần tài chính.
Các chuyên gia trong lĩnh vực Hàng hải đã khuyến cáo:
Đội tàu của Việt Nam cần trang bị lại cùng với việc nâng cao trình độ của sĩ quan thuyền viên để giảm tỷ lệ số tàu bị bắt giữ.
Trở
lại sân nhà, để ta đóng tàu cho ta là công cuộc đổi mới ngành vận tải
biển. Bởi thế, bản hợp đồng giữa Vinashin và Vinaline ngày 4/10 vừa qua
là một dấu mốc quan trọng mang tầm vóc chiến lược để thực hiện mục tiêu
của nền kinh tế biển.
Với
Vinashin, việc đóng mới và hoàn thiện 20 chiếc tàu này sẽ phải tăng tốc
để bàn giao đúng hẹn. Hai chục chiếc tàu với hơn bảy trăm ngàn tấn
trọng tải được phân bổ ở các cơ sở lớn của Vinashin. Tổng công ty Nam
Triệu (6 tàu); Tổng Công ty Bạch Đằng (4 tàu); Tổng Công ty Phà Rừng (8
tàu); Công ty Hạ Long (1 tàu); Công ty Cam Ranh (1 tàu).
Như
vậy là Vinashin đã duy trì được sản xuất, ổn định được đời sống của
hàng vạn lao động và bên cạnh họ là cũng bằng ấy gia đình người công
nhân, không phải chỉ đủ việc những tháng còn lại của năm 2011 mà tiếp
những năm sau đó. Thực sự đây là lời giải của bài toán khó trong quá
trình tái cơ cấu của Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam.
Chúng
tôi nhớ lại câu nói của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Đinh La Thăng,
khi đến làm việc với Vinashin vào ngày 26 tháng 9 năm 2011 “Giúp
Vinashin ở thời điểm này là hành động đáng quý”. Vinalines trở thành
khách hàng lớn nhất đối với Vinashin trong giai đoạn khó khăn này, thực
sự là “Nhiễu điều phủ lấy giá gương…”. Tất nhiên, phải có sự chỉ đạo và
hỗ trợ từ Nhà nước. Vì vậy, thêm một lần Nhà nước đã định hướng cho Tập
đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam một hướng đi để trở lại sân nhà, để ta làm cho ta để chờ cơ hội vươn ra thị trường thế giới./.
20 tàu trong hợp đồng
Tàu hàng 56.000 DWT – 3 chiếc
Tàu hàng 53.000 DWT – 3 chiếc
Tàu hàng 34.000 DWT – 6 chiếc
Tàu hàng 22.500 DvWT – 2 chiếc
Tàu hàng 17.500 DWT – 4 chiếc
Tàu hàng 6.500 DWT – 1 chiếc
Tàu container 700 TEU – 1 chiếc
Trọng Nghĩa -Tạp chí Vinashin