Tiếng Việt | English
  Giá sắt thép
K.Thước T.Chuẩn kg/tấm Giá bán(kg)
14x2000x6000 thép tấm 13400
20x2000x6000 SS400 13050
Xem giá tất cả
  Giá vàng
LoạiMuaBán
ĐVT: Triệu đồng/lượng
Nguồn: Sacombank
  BC thường niên BC tài chính
Biên bản họp ĐHCĐ thường niên năm 2015
CHƯƠNG TRÌNH HỌP ĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG THƯỜNG NIÊN
Báo cáo tài chính năm 2013 (đã được kiểm tóan)
Báo cáo tài chính năm 2012
Liên kết website
 
TIN THỊ TRƯỜNG

Công nghiệp tàu thủy qua hội thảo của VISIA

Hội khoa học kỹ thuật công nghiệp tàu thủy Việt Nam (VISIA) vừa tổ chức hội thảo về công nghiệp tàu thủy và công trình biển Việt Nam vào ngày 16 tháng 9 năm 2011. Theo đánh giá của Hội, trong báo cáo đề dẫn, thì công nghiệp tàu thủy đã trải qua một giai đoạn phát triển tới năm 2007 rồi lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới và đến nay chưa thể hồi phục.
Tìm trả lời cho câu hỏi: Nỗ lực nào để đứng lên và phát triển của công nghiệp tàu thủy? Một số tham luận đã đề cập đến công tác đào tạo nguồn nhân lực, tư vấn thiết kế, khoa học công nghệ, thị trường, sản xuất phụ trợ và vai trò của thành phần kinh tế tư nhân với công nghiệp tàu thủy.

Sự khẳng định về công nghiệp tàu thủy Việt Nam không những đóng góp trong lĩnh vực phát triển kinh tế, mà còn có vị trí trọng yếu bảo vệ chủ quyền biển đảo của quốc gia đã được nhiều tham luận đề cập trong hội thảo.

Giáo sư tiến sĩ khoa học Lã Ngọc Khuê nhận định rằng Công nghiệp tàu thuỷ là một ngành đào tạo và khí tài trong thế trận toàn dân bảo vệ chủ quyền lãnh hải, đối với kinh tế là công nghiệp tạo ra năng lực trang bị kĩ thuật cho kinh tế biển. Đồng thời, là ngành sản xuất không “ăn bám” vào tài nguyên, đất đai cũng như trông chờ vào đầu tư công. Vì vậy, công nghiệp tàu thuỷ là một ngành công nghiệp nền, mạch nguồn của công nghiệp hoá, làm nên trình độ công nghệ xã hội và vị thế quốc gia.

Sự suy giảm của công nghiệp tàu thuỷ thời gian qua có những thứ kiểm toán được, nhưng để mất thị trường, mất chất xám, mất lòng tin thì không thể kiểm toán.

Theo những số liệu thống kê, hiện nay đội tàu quốc gia có 7.346.868 DWT, nếu tính cả những tàu Việt nhưng treo cờ nước ngoài thì lên đến 8.735.965 DWT. Giáo sư Lã Ngọc Khuê đưa ra một số liệu: Nếu gia tăng thêm 5% tấn trọng tải và thay thế 5% tấn trọng tải nữa, thì mỗi năm công nghiệp đóng mới tàu thuỷ Việt Nam phải hoàn thành 70 – 80 vạn tấn trọng tải tàu để cung cấp cho đội tàu quốc gia, chưa kể đóng mới xuất khẩu.

Trong tham luận của Vinashin báo cáo tại hội thảo, đã đề cập tới định hướng phát triển của Tập đoàn và nhấn mạnh việc thực hiện nhanh, thành công việc tái cơ cấu Tập đoàn theo QĐ 2108/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, để Vinashin tạo thị trường cho các ngành công nghiệp khác phát triển. Đồng thời, đẩy mạnh sự hợp tác quốc tế, nâng cao năng lực cạnh tranh trong đó có lĩnh vực đóng mới tàu xuất khẩu.

Báo cáo của Tập đoàn Vinashin cũng khẳng định rằng: Công nghiệp tàu thủy Việt Nam sẽ không thể cạnh tranh quốc tế thành công nếu năng lực khoa học công nghệ của Tập đoàn không đạt được đẳng cấp tiên tiến của khu vực. Trong đó, năng lực thiết kế là chìa khoá của ngành. Hiện Vinashin có một đơn vị là Viện khoa học công nghệ tàu thuỷ, cần phải phát triển viện này thành một tổ chức nghiên cứu có đủ những thiết bị và năng lực để giải quyết những vấn đề khoa học lớn ở tầm quốc gia về đóng tàu.

Ngành Hải sản Việt Nam có tham luận về hiện đại hoá đội tàu đánh cá. Cho đến cuối thập kỷ đầu của thế kỷ XXI, việc đóng mới tàu cá vẫn trong tình trạng thi công theo phương pháp thủ công. Đối chiếu với tiêu chuẩn kỹ thuật, các tàu cá của ngành thủy sản chỉ có thể hoạt động trong vùng biển gần bờ (vùng III) trong khi, tàu cá cần có vùng hoạt động xa hơn, cách bờ trên trăm hải lý, kể cả khu vực công hải.

Ngành thủy sản đặt câu hỏi: Khái niệm về tàu cá hiện đại ngày nay là gì? Ngành đóng tàu cần giải quyết thế nào để có được những con tàu như thế?

Những năm 90 trở về trước, tàu cá Việt Nam đã được trang bị một số tàu hiện đại của Liên Xô cũ, tiếp đến là các tàu cá liên doanh với Pháp và Nhật Bản… Các loại này được trang bị hiện đại: Nghi khí hàng hải, thiết bị an toàn, thiết bị khai thác… Tàu có kho đông lạnh. Phục vụ các con tàu này là một hệ thống hậu cần hoàn chỉnh: Bến bãi, âu tầu, hệ thống thông tin, cơ sở sửa chữa…

Đi kèm với việc trang bị và khai thác đội tàu cá xa bờ phải có chính sách nhằm quản lý và bảo vệ ngư dân. Hiện quy mô của cơ sở đóng mới tàu cá xa bờ vẫn là sản xuất nhỏ, và hiện nay chỉ còn ba đơn vị có thể đóng được tàu vỏ sắt và một vài đơn vị đóng tàu vỏ compozite.

Điều cần quan tâm hơn là hiện các tàu cá xa bờ của thuỷ sản đều lắp máy cũ đã qua sử dụng, không rõ xuất xứ. Tàu cá hiện đại phải là tàu được đóng theo tiêu chuẩn kỹ thuật có các trang thiết bị trên tàu hiện đại phù hợp với nghề và vùng hoạt động của tàu.

Để có được những tàu cá hiện đại, ngành thuỷ sản cho rằng cần có nguồn vốn Nhà nước cho ngư dân vay và sự tham gia của các đơn vị đóng tàu của Vinashin. Cần có những chiếc tàu mẫu của các nhà thiết kế để giới thiệu với ngư dân.

Công nghiệp tàu thủy Việt Nam đã trải qua một thời kỳ tích tụ. Các cơ sở đóng tàu quốc phòng, dầu khí, thuỷ sản và đặc biệt là Tập đoàn Vinashin đã làm nên một ngành công nghiệp của đất nước.

Chúng tôi muốn trích ý kiến của giáo sư tiến sĩ khoa học Lã Ngọc Khuê, người đã từng giữ vị trí Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải, và viết đề án trình Chính phủ về sự ra đời của Tổng Công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (nay là Tập đoàn Vinashin):

“Sẽ là ngây thơ cho những ai đi sau, muốn theo kịp người, nhưng lại muốn đi theo đúng con đường và cách thức đi đứng của những người đi trước. Vậy thì lấy gì để đảm bảo rằng khoảng cách tụt hậu sẽ được co ngắn lại. Điều đó giải thích vì sao phải tập hợp lại để cùng hành động cho một định hướng, một mục tiêu đã định.”

Và sau lập luận này, ông đã đưa ra ba vấn đề cho công nghiệp tàu thủy:

- Tiến hành củng cố, hoàn thiện ngay các dây chuyền công nghệ của các Nhà máy, trước hết là những cơ sở chủ lực, đầu đàn theo hướng sắp xếp và phân công chuyên môn hoá, tạo nên một năng lực sản xuất vững chắc, đồng bộ.

- Những bài học cần rút ra từ cơ chế quản lý, cung cách điều hành công nghiệp đóng tàu, kiên quyết loại bỏ những hình thức quản lý không phù hợp.

- Chuyển nhanh từ công trường thủ công trong đóng tàu sang các doanh nghiệp ISO tiến tới quản lý doanh nghiệp theo phương pháp mới ERP.

Về công nghiệp phụ trợ cho đóng tàu, không thể hình thành một cách tự phát, không thể nhà máy, công ty nào cũng tự làm ra phụ trợ. Mà trách nhiệm của Tập đoàn là phải tập hợp lực lượng để làm ra sản phẩm phụ trợ.

Hội thảo về công nghiệp tàu thuỷ và công trình biển do VISIA tổ chức đã quy tụ được nhiều nhà khoa học của Tập đoàn dầu khí quốc gia, Tập đoàn Vinashin, Tổng cục thủy sản bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn, Tổng cục công nghiệp quốc phòng, cục Đăng kiểm Việt Nam, trường Đại học Hàng hải… và nhiều chuyên gia về đóng tàu của các viện, các cơ quan nghiên cứu về lĩnh vực biển và hàng hải.

Nhìn về góc độ công nghiệp tàu thủy, các tham luận trình bày ở hội thảo đã cụ thể thêm kết luận số 81/KL-TW ngày 6-8-2010 của Bộ chính trị:

“Công nghiệp tàu thủy Việt Nam đã có bước phát triển nhanh trên nhiều mặt. Bước đầu đã hình thành được cơ sở vật chất kỹ thuật quan trọng, có trình độ tiên tiến và khá đồng bộ. Xây dựng được đội ngũ công nhân kỹ thuật đóng và sửa chữa tàu biển, trong đó nhiều người có tay nghề khá, có khả năng đóng được nhiều loại tàu phục vụ cho nhu cầu đa dạng, ngày càng cao của nền kinh tế, quốc phòng, an ninh và xuất khẩu”.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã khẳng định:

“Công nghiệp tàu thủy và thiết bị nổi là một trong 5 lĩnh vực để phát triển kinh tế biển. Phát triển ngành công nghiệp tàu thuỷ là lợi thế, tiềm năng, thế mạnh của đất nước để đi lên công nghiệp hoá, hiện đại hoá”.

Từ hội thảo này cũng nổi lên vấn đề hợp tác, liên kết giữa các đơn vị đóng tàu của Tập đoàn Vinashin với các đơn vị khác để khai thác thế mạnh về thiết bị, nhân lực, đặc biệt với các đơn vị đóng tàu quốc phòng nhằm nâng cao tỷ lệ nội địa hoá và đóng mới những loại tàu đặc chủng. Hội khoa học kỹ thuật công nghiệp tàu thủy Việt Nam (VISIA) là cầu nối để thực hiện chiến lược phát triển ngành công nghiệp tàu thuỷ cả nước, hướng đến một ngành cơ khí chế tạo trọng điểm của quốc gia, thực hiện tầm nhìn tới 2020 mà chính phủ đã giao cho công nghiệp đóng tàu cả nước.

Trọng Nghĩa -Tạp chí Vinashin
Các tin khác
  Quảng cáo